Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Hướng dẫn người nước ngoài kiện đòi giữ đất cha mẹ đã chết

Người nước ngoài kiện đòi giữ đất cha mẹ đã chết cần phải nắm được quy định của pháp luật thừa kế. Đất đai là tài sản quý giá của người chết để lại phải được những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng thừa kế và giữ gìn. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT sẽ giúp bạn đọc cách thức giải quyết vấn đề kiện đòi giữ đất.

nguoi nuoc ngoai kien doi giu dat
Đất của cha mẹ đã chết để lại được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật

Người nước ngoài có được hưởng thừa kế là đất?

Theo quy định của pháp luật thừa kế, di sản do người chết để lại được phân chia theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Đối với việc phân chia di sản là đất của cha mẹ để lại theo di chúc thì được việc phân chia được thực hiện theo di chúc. Vì di chúc thể hiện ý nguyện của người chết để lại nên dù là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay người nước ngoài thì pháp luật vẫn công nhận được hưởng thừa kế.

Nếu phát sinh tranh chấp giữa các đồng thừa kế theo di chúc, thì phần di sản được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại (Điều 651 Bộ luật dân sự 2015).

Việc phân chia thừa kế theo pháp luật sẽ được xác định bằng hàng thừa kế của cha mẹ đã chết. Những người thừa kế cùng hàng thì được hưởng phần thừa kế bằng nhau theo quy định tại (khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015).

Theo quy định tại (khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013) người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

  • Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại (điểm e khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013) và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho
  • Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Điều kiện để người nước ngoài đòi giữ đất

quy dinh dung ten so do cua nguoi nuoc ngoai
Người nước ngoài không có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong trường hợp đất do cha mẹ để lại thì người nước ngoài không có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn được hưởng giá trị của mảnh đất, do đó vẫn được kiện đòi lại.

Để đòi lại nhà đất từ cha mẹ đã chết, người nước ngoài cần phải chứng minh được hai yếu tố về quan hệ nhân thân và chứng minh quyền sử dụng đất là của cha mẹ đã chết để lại.

  • Chứng minh quan hệ về nhân thân. Pháp luật không có quy định việc người nước ngoài thì không được hưởng thừa kể nhà đất. Do đó, nếu như người nước ngoài chứng minh được có quan hệ nhân thân với người để lại di sản (trong trường hợp thừa kế theo pháp luật) hoặc chứng minh được mình được nhận tài sản theo di chúc để lại.
  • Chứng minh tài sản mà người nước ngoài yêu cầu đòi là của cha mẹ đã chết để lại. người nước ngoài phải chứng minh tài sản (quyền sử dụng đất) là tài sản hợp pháp của cha mẹ và họ được hưởng tài sản hợp pháp.

Thông thường tranh chấp kiện đòi giữ đất xảy ra từ việc tranh giành quyền sử dụng đất giữa các thành viên trong gia đình sau khi ông bà, cha mẹ chết để lại.

Trong trường hợp bị người khác lấy đất của cha mẹ để lại, người nước ngoài có thể kiện ra tòa để đòi lại đất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Trình tự thực hiện kiện đòi giữ đất của cha mẹ đã chết

kien doi giu dat cua nguoi nuoc ngoai
Thủ tục kiện đòi giữ đất của cha mẹ đã chết được thực hiện theo quy định của pháp luật

Thủ tục kiện đòi giữ đất của cha mẹ đã chết được thực hiện theo quy định của pháp luật

Nội dung đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện đòi giữ đất cha mẹ đã chết để lại phải đảm bảo đầy đủ nội dung của một đơn khởi kiện được quy định tại (khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) cụ thể như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
  • Tên đơn khởi kiện (Yêu cầu phân chia di sản)
  • Tên tòa án nhận đơn khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc, số điện thoại của người khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Họ tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Thành phần hồ sơ

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân
  • Giấy khai sinh, giấy chứng từ,… cùng các giấy tờ khác có liên quan.

Thẩm quyền của Tòa án

Kiện đòi giữ đất của cha mẹ đã chết của người nước ngoài là tranh chấp yêu cầu phân chia di sản (đất đai). Đây là tranh chấp có yếu tố nước ngoài nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại (điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Thủ tục khởi kiện

  1. Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
  2. Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, tòa án thông báo đóng tiền tạm ứng án phí để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền.
  3. Nộp biên lai cho Tòa án. Tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa ban hành thông báo thụ lý vụ án.
  4. Bị đơn và các bên liên quan nộp bản ghi ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
  5. Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong 04 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, tiến hành hòa giải tranh chấp giữa các bên.
  6. Trong 01 tháng từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên xét xử sơ thẩm.
  7. Tiến hành xét xử phúc thẩm khi bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, khán nghị.
  8. Nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi có kháng nghị về bản án, quyết định đó cua Tòa án.

Bài viết trên đây hướng dẫn cách thức để người nước ngoài kiện đòi giữ đất của cha mẹ để lại. Nếu có thắc mắc về nội dung trên hoặc cần sự giúp đỡ của luật sư về tranh chấp thừa kế đất đai, vui lòng liên hệ hotline bên dưới để được tư vấn pháp luật miễn phí. Xin cảm ơn.



April 24, 2020 at 01:00PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét