Thủ tục kiện đòi mở lối đi vào nhà đất là vấn đề được đặt ra khi chủ bất động sản đã yêu cầu mở lối đi vì đất của mình bị vây bọc và không bất cứ lối ra vào nào mà không được chấp nhận. Pháp luật quy định các bên có thể tiến hành tự hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp để có hướng giải quyết tranh chấp. Vấn đề này được quy định cụ thể ra sao, xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Vấn đề mở lối đi theo quy định pháp luật
Quyền về lối đi được quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015, theo đó chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ
- Bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác; và,
- Không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.
Bất động sản được coi là bị vây bọc khi nó không có đường dẫn ra đường công cộng hoặc có nhưng lối đi quá nhỏ, không đủ để bảo đảm việc khai thác công dụng của bất động sản một cách bình thường.
Chủ sở hữu bất động sản vây bọc có thể là chủ sở hữu của bất động sản liền kề hoặc những bất động sản xung quanh.
Các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Khi mở lối đi phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 đó là:
- Đảm bảo quy định về kích thước, vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận;
- Phải thuận tiện cho việc đi lại;
- Ít gây phiền hà cho các bên.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Để đảm bảo tốt nhất về quyền đối với lối đi, chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định mà không có đền bù.
Nếu có TRANH CHẤP về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Giải quyết tranh chấp về lối đi
Trong trường hợp không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì sẽ có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc mở một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Trên thực tế, có nhiều tranh chấp phát sinh vì bên có đất vây bọc không cho mở lối đi vào phần đất phía trong, điều này gây ra rất nhiều bất tiện và phát sinh mâu thuẫn giữa các bên.
Tranh chấp về lối đi là tranh chấp thuộc về lĩnh vực đất đai. Vì thế, trong trường hợp một bên nhất định không mở lối đi cho bên còn lại thì căn cứ các quy định của Luật Đất đai 2013 và Bộ luật dân sự 2015 để giải quyết tranh chấp, theo đó các bên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định vấn đề. Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở dưa theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai.
Nếu các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm tổ chức vận động hòa giải giữa các bên trong trường hợp này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 254 BLDS năm 2015, nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định. Tức pháp luật đã nêu rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lối đi. Nếu các bên không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để có một lối đi riêng cho mình. Phán quyết của tòa sẽ là quyết định có hiệu lực bắt buộc các bên phải làm theo.
Vậy có thể giải quyết tranh chấp về lối đi bằng cách:
- Các bên tự thỏa thuận để hòa giải;
- Hòa giải tại UBND;
- Khởi kiện ra Tòa án.
Thủ tục kiện đòi mở lối đi vào nhà đất
Như đã trình bày ở trên, nếu không thể tự “thỏa thuận” với nhau và sau đó hòa giải không thành ở UBND xã, phường thì bạn có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết, buộc chủ có đất vây bọc cho phép mở lối đi để có thể thuận tiện hoạt động, sinh hoạt.
Thủ tục khởi kiện để mở lối đi vào nhà đất như sau:
- Xác định các yếu tố sau:
- Về điều kiện khởi kiện;
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo vụ việc – theo cấp – theo lãnh thổ;
- Về thời hiệu khởi kiện.
- Thu thập chứng cứ, tài liệu chuẩn bị khởi kiện;
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện: Ngoài đơn khởi kiện ra thì cần có các tài liệu kèm theo như sổ đỏ của gia đình bạn, hồ sơ địa chính xã, phường để chứng minh lối đi qua bất động sản liền kề là lối đi duy nhất, để Tòa án có căn cứ xem xét giải quyết giúp bạn.
- Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án;
- Nộp tiền tạm ứng án phí;
- Tòa án xem xét đơn và thụ lý;
- Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án.
Quyền về lối đi qua là một quyền dân sự vô cùng thiết thực của người dân. Bởi khi không có lối đi, hoặc có nhưng không đủ hoặc việc quyết định về lối đi làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc sẽ kéo theo rất nhiều phiền hà và bất tiện cho người dân.
Trên đây trình bày của chúng tôi về vấn đề khởi kiện để kiện đòi mở lối đi vào nhà đất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc nếu bạn cần được hỗ trợ để lập hồ sơ khởi kiện trong trường hợp này, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được tư vấn. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
April 03, 2020 at 01:00PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét