Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những vụ việc vi phạm trong lĩnh vực quản lý hành chính có tình tiết, mức độ nghiêm trọng khác nhau thì không giống nhau. Vậy, pháp luật hiện nay quy định về vấn này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ Phan Mạnh Thăng cung cấp cho quý độc giả thông tin tham khảo hữu ích.
Cơ quan chức năng chỉ được ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong thời hạn luật định
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của
cấp có thẩm quyền
Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định
người có thẩm quyền phải ra quyết định
XPVPHC trong thời hạn như sau:
· 07
ngày, kể từ ngày lập biên bản đối với
vụ việc thông thường;
· 30
ngày, kể từ ngày lập biên bản đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà
không thuộc trường hợp giải trình hoặc vụ việc thuộc trường hợp giải trình;
· Nếu
vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, thuộc trường hợp giải trình và cần có thêm thời gian để
xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực
tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn, thời hạn gia hạn tối đa là 30 ngày;
Lưu
ý,
quá thời hạn chuyển hồ sơ vụ vi phạm
để XPVPHC, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà
nước hoặc tiêu hủy tang vật thuộc loại cấm
lưu hành.
Thủ tục giải trình và chuyển hồ sơ ảnh hưởng lớn đến
quá trình ra quyết định xử phạt
2. Giải trình vụ vi phạm và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành
chính
2.1. Giải trình vụ vi phạm
Cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền
giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền XPVPHC đối với những
hành vi vi phạm sau đây:
·
Hành vi mà pháp luật
quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
·
Hành vi mà pháp luật
quy định áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt từ 15.000.000 đồng
trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.
Người có thẩm quyền phải xem xét ý
kiến giải trình trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp không có yêu
cầu giải trình của cá nhân, tổ chức trong thời hạn:
·
05 ngày, kể từ ngày
lập biên bản, nếu giải trình bằng văn bản. Trường hợp vụ việc có nhiều tình
tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn tối đa 05 ngày theo đề
nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm;
·
02 ngày làm việc, kể
từ ngày lập biên bản. nếu giải trình trực tiếp.
2.2. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi
phạm hành chính
Nếu vụ việc được thụ lý giải quyết bởi cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra một trong các
quyết định dưới đây, cơ quan đó phải chuyển quyết định kèm theo hồ sơ, tang vật,
phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có
thẩm quyền nếu có dấu hiệu vi phạm hành chính:
· Không
khởi tố vụ án hình sự;
· Hủy
bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự;
· Đình
chỉ điều tra;
· Đình
chỉ vụ án.
Thời hạn ra quyết định XPVPHC là 30 ngày, kể từ ngày
nhận được một trong các quyết định trên kể trên. Trong trường hợp cần xác minh
thêm thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.
3. Trường hợp không ra quyết định xử phạt
Điều 65
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định không được ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
·
Trường
hợp không xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 11 Luật này;
·
Không
xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
·
Hết
thời hiệu XPVPHC hoặc hết thời hạn
ra quyết định XPVPHC;
·
Cá
nhân vi phạm chết, mất tích;
·
Tổ
chức vi phạm đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử
phạt;
·
Chuyển
hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.
Người nhận được quyết định xử phạt có nghĩa vụ phải
thi hành
4. Thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
· Trong
thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định XPVPHC có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra
quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền
phạt và cơ quan liên quan khác để thi hành;
· Trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định XPVPHC, cá nhân, tổ chức bị xử phạt
phải chấp hành quyết định xử phạt. Nếu quyết đó có ghi thời hạn thi hành nhiều
hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó;
· Nếu
cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại,
khởi kiện đối với quyết định XPVPHC
thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt;
· Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi
kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định XPVPHC bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây
hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định
tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó;
· Cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử
phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt.
Trên đây
là nội dung tư vấn về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu
quý bạn đọc còn điều gì chưa tường tận xin vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư
của chúng tôi thông qua hotline để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Tham khảo thêm:
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, Giám đốc Công ty Luật Long Phan PMT.
Chuyên tư vấn luật Đất Đai, Nhà ở, Doanh Nghiệp, Hợp Đồng, Tư vấn thủ tục khởi kiện, tranh chấp thừa kế, ...
Địa chỉ: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Email: phanmanhthanglp@gmail.com
Phone: 0908 748 368
Đăng ký tư vấn miễn phí:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét