Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Hướng dẫn đòi quyền tách sổ đỏ nhà đất cha mẹ mất để lại

Quyền tách sổ đỏ nhà đất của cha mẹ để lại là quyền của người thừa kế phần di sản là bất động sản. Việc tách sổ là để xác lập quyền đối với phần di sản mà mỗi người được thừa hưởng theo quy định của pháp luật. Thông qua bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những quy định có liên quan đến vấn đề trên.

Chia di san cho nguoi trong hang thua ke
Đất cha mẹ để lại cho con không có di chúc thì được chia theo quy định của pháp luật

Đất cha mẹ để lại sau khi mất xử lý như thế nào?

Khi cha mẹ mất và để lại di sản là đất đai thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo ý chí nguyện vọng của người để lại di chúc;
  • Không có di chúc thì di sản sẽ được chia cho những hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có di chúc thì di sản được chia theo thì di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Di sản chia theo nguyện vọng của cha mẹ để lại. Trường hợp những người như con chưa thành niên, con thành niên nhưng không có khả năng lao động, cha, mẹ không được chia di sản theo di chúc thì họ vẫn được hưởng di chúc theo quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại Điều 644 BLDS 2015

Thừa kế theo pháp luật trong trường hợp di sản cha mẹ để lại mà không có di chúc sẽ được chia cho các hàng thừa kế quy định tại Điều 651 BLDS 2015:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người có quyền được hưởng di sản thừa kế có thể yêu cầu những thành viên khác thỏa thuận để chia di sản thừa kế hoặc nhờ tòa án chia di sản theo quy định của pháp luật.

Thời hiệu chia di sản đổi với bất động sản là 30 năm kể từ ngày mở thừa kế theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.

Có được tách sổ đỏ nhà đất cha mẹ để lại không

Cha mẹ để lại đất, những người thừa kế phần di sản đó có quyền yêu cầu tách thửa để xác lập quyền sử dụng đối với phần đất mình được hưởng thừa kế. Tuy nhiên cần phải lưu ý những quy định tại Điều 143, 144 Luật đất đai 2013:

Cong chung thoa thuan phan chia di san
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng
  • Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
  • Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại

Khi tách sổ thì đất tách dược tách ra cần phải thỏa mãn điều kiện về diện tích tối thiểu. Diện tích tối thiểu để tách sổ ở mỗi địa phương sẽ khác nhau, được quy định của UBND về hạn mức giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Thủ tục tách sổ đỏ nhà đất thừa kế của cha mẹ

Đối với đất là di sản thừa kế của cha mẹ để lại thì trước khi làm thủ tục tách sổ đỏ thì cần phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Van phong dang ky dat dai co tham quyen tach so
Nhà đất cha mẹ để lại được tách sổ khi đáp ứng được các quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Bước 1, chuẩn bị các giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
  • Di chúc(trường hợp chia thừa kế theo di chúc)
  • Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ của di sản thừa kế
  • CMND, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục
  • Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết
  • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục

Bước 2, lập và niêm yết thông báo thừa kế.

Bước 3, lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

Sau khi hoàn thành thủ tục khai nhận di sản thừa kế, chúng ta có thể tiến hành thủ tục tách sổ sau khi đã có đủ điều kiện theo quy định của Luật đất đai. Thủ tục tách sổ được quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, chúng ta thực hiện theo trình tự Quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

  1. Người sử dụng đất đai nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
  2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc: Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất; Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa; Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
  3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc
  4. Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  5. Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền;
  6. Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền;
  7. Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
  8. Trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trên đây là thủ tục tách thửa sổ đỏ nhà đất của cha mẹ để lại cho con. Mọi thắc mắc, phát sinh tranh chấp thừa kế xin liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết. Cảm ơn các bạn đã theo dõi./.



April 20, 2020 at 07:03AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét