Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Mua chung đất nhưng không đứng tên trong sổ kiện đòi chia đất được không ?

Mua đất chung nhưng không đứng tên trong sổ có nguy cơ dẫn đến tranh chấp về quyền sở hữu đất giữa các đồng sở hữu. Thủ tục kiện đòi chia đất trong trường hợp này được thực hiện theo quy định pháp luật. Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách thức thực hiện.

nguyen tac dung ten dat
Đất mua chung nhưng không đứng tên đồng chủ sở hữu vẫn đòi lại được theo quy định

Quy định pháp luật về sở hữu tài sản chung

(Điều 207 Bộ luật dân sự 2015) quy định sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản, được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho… theo quy định của pháp luật đất đai.

Mua chung đất là cùng nhau nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cả hai người theo một tỷ lệ nhất định hoặc là 50-50. Vì thế, theo thỏa thuận của hai bên nếu cùng đứng tên quyền sử dụng đất thì sổ hồng sẽ đứng tên cả hai người hoặc hai bên thỏa thuận chỉ một người đứng tên và người còn lại không đứng tên nhưng giữa hai bên có lập văn bản thỏa thuận về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi cho người không đứng tên.

Về bản chất của chế định đồng sở hữu thì cả hai người đồng sở hữu đều có quyền đối với tài sản theo tỷ lệ sở hữu và việc định đoạt tài sản phải có ý kiến của cả hai người. Như vậy, quyền và lợi ích của cả hai bên trên sổ hồng là như nhau.

Khi xảy ra tranh chấp, một trong các bên mua đất có thể kiện đòi chia lại đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nguyến tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi mua chung đất

  • Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà sở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 giấy chứng nhận.
  • Nếu các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện được quy định tại (khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013).
  • Giấy chứng nhận là tài sản chung của vợ chồng thì phải ghi cả họ tên vợ và chồng vào sổ đỏ, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để hạn chế tranh chấp sau ly hôn.

Thủ tục kiện đòi chia đất mua chung

tham quyen giai quyet
Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi đất

Bất kì mọi tranh chấp nào của các đương sự cũng mong được giải quyết bằng sự thỏa thuận của hai bên. Việc hai bên tự thỏa thuận để đảm bảo quyền và lợi ích cho mình nhằm hạn chế mất mát, thời gian, tiền bạc khi khởi kiện tại Tòa.

Tuy nhiên, nếu việc giải quyết bằng thỏa thuận không tìm được tiếng nói chung thì cách tốt nhất là nhờ sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đòi chia đất khi mua chung đất nhưng không đứng tên trên sổ được thực hiện tương tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khác theo quy định tại (Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai 2013).

Hoà giải tranh chấp đất ở UBND cấp xã

Hòa giải là con đường giải quyết được Nhà nước khuyến khích thực hiện khi phát sinh tranh chấp đất đai quy định tại (Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013).

Thủ tục hòa giải được thực hiện như sau:

  1. Người có yêu cầu nộp đơn hòa giải đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  2. UBND cấp xã tiến hành kiểm tra, xác minh tranh chấp
  3. Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai
  4. Tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai
  5. Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai.

Khởi kiện ở Tòa án

Thành phần hồ sơ

  • Đơn khởi kiện
  • Biên bản thỏa thuận việc góp vốn mua đất
  • Giấy tờ chứng minh việc mua đất chung
  • Các giấy tờ khác (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…)

Trình tự thực hiện

  1. Nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết thông qua phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi theo đường dịch vụ bưu chính.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
  4. Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.
  5. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.
  6. Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là nội dung bài viết hướng dẫn về việc kiện đòi lại đất khi mua đất chung không được đứng tên trên sổ đỏ. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên hoặc có yêu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline dưới đây. Xin cảm ơn.



April 16, 2020 at 10:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét