Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Thủ tục xác định ranh đất khi tranh chấp không giấy tờ

Xác định ranh đất khi tranh chấp không giấy tờ là việc của cơ quan có thẩm quyền khi nhận được hồ sơ của người yêu cầu. Thủ tục thực hiện tuân theo quy định của pháp luật. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ về nội dung cũng như cách thức xác định ranh đất.

quy dinh xac dinh ranh dat
Thủ tục xác định ranh đất khi tranh chấp không giấy tờ được thực hiện theo quy định pháp luật

Nguyên tắc xác định ranh giới đất

thu tuc xac dinh ranh dat
Xác định ranh giới đất để xác định chính xác phần diện tích đất của chủ sở hữu

Theo quy định tại (Điều 175 Bộ luật dân sự 2015), thì ranh giới đất đai được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới đất cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

  • Không được lấn chiếm, cắm mốc giới ngăn cách không được thay đổi, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
  • Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
  • Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng đất của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất không giấy tờ

Căn cứ theo quy định tại (khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013) tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất như sau:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của về luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch  UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng BTNMT hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trình tự thủ tục thực hiện

thu tuc xac dinh ranh dat
Người yêu cầu nộp đơn xin xác định ranh đất đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định

Thủ tục thực hiện yêu cầu xác định ranh đất tại UBND

Bước 1: Sau khi nhận được đơn giải quyết tranh chấp đất đai của người yêu cầu. UBND tiến hành xem xét đơn và thụ lý đơn (nếu đơn hợp lệ).

Bước 2: Người yêu cầu nộp đơn yêu cầu đo vẽ xác định ranh đất, xác định diện tích, hiện trạng đất. Đơn yêu cầu được nộp sau khi đã có văn bản thông báo thụ lý đơn giải quyết tranh chấp.

Bước 3: Trước khi đo vẽ chi tiết phải phối hợp với chính quyền địa phương, đề nghị các chủ sử dụng đất cung cấp bản sao (không cần công chứng) các giấy tờ liên quan đến thửa đất và cùng chủ sử dụng đất xác định chính xác ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng.

Bước 4: Tiến hành đo đạc diện tích và kê khai thửa đất. Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào nội dung xác nhận của UBND cấp xã tiến hành lập văn bản đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và tiến hành thông báo cho người chủ mảnh đất biết trước thời gian kiểm tra, đo đạc.

Bước 5: Cử người xuống kiểm tra, đo đạc mảnh đất với chủ mảnh đất và lập một hồ sơ địa chính như luật định. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng.

Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng đất thành hai (02) bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.

Thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết

Bước 1: Sau khi nhận được đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai của người khởi kiện. Tòa án tiến hành xem xét đơn và thụ lý vụ án theo quy định.

Bước 2: Trong quá trình Tòa án thụ lý và chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, đương sự nộp đơn yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ và đo vẽ (xác định ranh giới đất).

Bước 3: Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán sẽ tiến hành các công việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Tòa án tiến hành các công việc sau:

  • Xác định hiện trạng sử dụng đất do ai quản lý
  • Vị trí, kích thước, hình dạng thửa đất tranh chấp
  • Tình trạng thừa đất (đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ, đã đăng ký địa chính, tài sản gắn liền với đất,…)
  • Tài sản gắn liền với đất, việc đầu tư cơi nới, sửa chữa so với ban đầu, nguồn gốc hình thành tài sản)
  • Đất giáp ranh với thửa đất liền kề

Bước 4: Lập biên biên xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định hoặc điểm chỉ của đương sự (nếu có mặt), của các cơ quan có thẩm quyền khác.

Bước 5: Thẩm phán ban hành quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ. Nội dung quyết định được quy định tại (khoản 2 Điều 9 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP). Quyết định được gửi cho UBND cấp xã, đồng thời gửi cho đương sự để họ biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ quy định tại (khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP).

Trên đây là bài viết liên quan đến xác định ranh đất khi tranh chấp không có giấy tờ. Nếu bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên hoặc có yêu cầu tư vấn trực tiếp từ luật sư về thủ tục xác định ranh giới đất, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT thông qua hotline để được hỗ trợ kịp thời và nhiệt tình nhất. Xin cảm ơn.



April 09, 2020 at 10:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét