Thủ tục đòi lại đất đã bán để đảm bảo tiền vay là trình tự được thực hiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, khi có một giao dịch nhằm che đậy việc vay tài sản, để có thể đòi lại đất thì bên bán đất có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình. Cụ thể vấn đề này được phân tích ở bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Bán đất để bảo đảm tiền vay là gì ?
Trước tiên cần hiểu bảo đảm tiền vay là một biện pháp khấu trừ nghĩa vụ khi bên cho vay thu hồi nợ trong trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoàn trả tiền vay.
Tức là khi bên vay đến hạn mà không trả nợ thì bên cho vay sẽ xử lí tài sản bảo đảm, theo đó thì số nợ bên vay phải trả được trừ vào giá trị tài sản được xử lí.
Đối tượng bảo đảm tiền vay có thể là:
- Tài sản;
- Quyền tài sản trị giá được bằng tiền.
Bảo đảm tiền vay là một dạng của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, được thực hiện thông qua các hình thức như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba.
Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tại Điều 299 như sau:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều người khi cho vay đã yêu cầu bên vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng đất hoặc ủy quyền (có công chứng) cho toàn quyền quyết định với phần đất đó để bảo đảm. Ở đây, tiến hành Bán đất để bảo đảm tiền vay là việc bên vay muốn thực hiện một giao dịch giả tạo, thực hiện giao dịch mua bán đất để che đậy đi giao dịch thật là vay tài sản.
Đất đã bán có đòi lại được không ?
Để trả lời câu hỏi “Đất đã bán rồi thì có đòi lại được không?”, cần xem xét các điều kiện để có hiệu lực của hợp đồng bán đất. Mua bán đất là một giao dịch dân sự, để có hiệu lực thì cần đáp ứng các điều kiện tại (Điều 116 và Điều 117 Bộ luật dân sự 2015) như:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Khi hợp đồng “chuyển nhượng quyền sử dụng đất” không đảm bảo điều kiện trên hoặc chưa làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai thì có căn cứ để đòi lại đất.
Đối với câu hỏi chủ đề của bài viết: “Bán đất nhằm bảo đảm cho khoản vay thì có đòi lại được không?” Cần xác định rõ mục đích và nội dung của giao dịch mà các bên thực hiện. Sẽ đòi lại được đất đã bán nếu chứng minh được giao dịch mua bán đất là giả tạo, nhằm che đậy đi giao dịch thật là vay tài sản.
(Điều 124 Bộ luật dân sự 2015) quy định khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo (Giao dịch mua bán đất) nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác (giao dịch vay tài sản) thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực.
Theo quy định tại (Khoản 6 Điều 105 Luật đất đai), người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai. Đây là một trong những quyền chung của người sử dụng đất.
Vậy cần xác định việc chuyển nhượng đất có hợp pháp không, nếu không hợp pháp thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi có đất tuyên giao dịch dân sự bị vô hiệu để hủy hợp đồng chuyển nhượng và đòi lại đất đã bán.
Thủ tục đòi lại đất đã bán để đảm bảo tiền vay
Khi đòi lại đất đã bán để đảm bảo tiền vay, trước hết cần khởi kiện yêu cầu công nhận hợp đồng vay tài sản và hủy hợp đồng mua bán đất (căn cứ theo Điều 124 Bộ luật dân sự 2015) vì giao dịch mua bán đất là giao dịch giả tạo nhằm che giấu giao dịch vay tài sản.
Bên cạnh đó cũng cần yêu cầu hủy sổ đất đã cập nhật sang tên cho chủ nợ để đảm bảo quyền lợi của mình.
Trình tự thủ tục khởi kiện
- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết (theo vụ việc – theo cấp – theo lãnh thổ);
- Nộp đơn khởi kiện đến tòa án. Nội dung đơn khởi kiện phải gồm có các thông tin chính như:
- Thông tin cá nhân người khởi kiện,
- Thông tin cá nhân người bị kiện,
- Nội dung khởi kiện,
- Yêu cầu khởi kiện (yêu cầu công nhận hợp đồng vay tài sản và hủy hợp đồng mua bán đất, yêu cầu hủy sổ đất đã cập nhật sang tên cho chủ nợ),
- Nộp kèm theo các chứng cứ, tài liệu liên quan (hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng, các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất; hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm…)
- Người nộp đơn khởi kiện nộp tạm ứng án phí;
- Tòa án nhận và xử lý đơn
Trên đây bài viết tư vấn thủ tục đòi lại đất đã bán để đảm bảo khoản tiền vay. Nếu quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu hỗ trợ trong việc lập hồ sơ khởi kiện, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được tư vấn. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
April 03, 2020 at 10:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét