Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng?

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng? Các trường hợp nào sẽ được coi là sự kiện bất khả kháng? COVID có được coi là sự kiện bất khả kháng không? Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng ai sẽ là người chịu trách nhiệm với hàng hóa bị thiệt hại. Các thông tin về vấn đề này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Hàng hóa

Hàng hóa

>> Xem thêm: Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Sự kiện bất khả kháng là gì?

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Khi giao kết hợp đồng các bên nên thỏa thuận về các sự kiện nào được coi là bất khả kháng. Đình công, cháy nổ, mưa bão, cúp điện có được xem là sự kiện bất khả kháng không để tránh các tranh chấp không đáng có xảy ra giữa các bên.

Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng

COVID có thể coi là sự kiện bất khả kháng không?

Một sự kiện được coi là bất khả kháng thì phải đáp ứng đủ các yếu tố về sự khách quan, không thể khắc phục được. Dịch bệnh COVID bùng nổ dẫn đến các quốc gia có các quyết định liên quan đến việc hạn chế đi lại, vận chuyển hàng hóa, hạn chế tụ tập, ngưng sản xuất, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng bị ngưng trệ. Tuy nhiên, COVID có được coi là sự kiện bất khả kháng không còn phải phụ thuộc vào việc thời điểm giao kết hợp đồng là khi nào?

Nếu hợp đồng giao kết vào thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh thì có thể coi đây là sự kiện bất khả kháng. Nhưng nếu hợp đồng giao kết sau thời điểm xảy ra dịch bệnh thì lúc này không đáp ứng điều kiện về sự kiện khách quan mà các bên không thể lường trước được. Trong trường hợp này COVID sẽ có thể không được coi là sự kiện bất khả kháng.

Trách nhiệm của các bên khi xảy ra thiệt hại do sự kiện bất khả kháng

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng bên vi phạm hợp đồng sẽ được xem xét để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Điều 295 Luật Thương mại 2005 thì bên vi phạm nghĩa vụ khi xảy ra trường hợp bất khả kháng cần phải thông báo ngay bằng văn bản với bên còn lại về sự kiện bất khả kháng và những hậu quả có thể xảy ra. Bên vi phạm cần có hành vi để ngăn chặn thiệt hại bằng cách áp dụng mọi biện pháp có thể.

Điều kiện để được miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng

Hàng hóa bị thiệt hại

Hàng hóa bị thiệt hại

Để được miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm phải đáp ứng các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, cụ thể là:

  • Bên vi phạm phải chứng minh được sự kiện xảy ra được xem là sự kiện bất khả kháng theo quy định của hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng bên vi phạm phải thông báo ngay cho bên còn lại biết bằng văn bản về sự kiện xảy ra.
  • Bên vi phạm phải áp dụng mọi biện pháp trong khả năng của mình để ngăn chặn thiệt hại xảy ra.
  • Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng của mình.

Hậu quả pháp lý khi xảy ra trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng

Khi xảy ra trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng hợp đồng sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 296 Luật Thương mại 2005.

  • Các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng để thực hiện cộng với thời gian để khắc phục sự cố.
  • Đối với trường hợp hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng mà bên vi phạm đã thông báo cho bên bị vi phạm đồng thời áp dụng hết các biện pháp để ngăn chặn thiệt hại thì trong trường hợp này không một bên nào được quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
  • Các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra thì phải thông báo cho bên còn lại biết để bên còn lại không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Khởi kiện giải quyết tranh chấp khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng

Thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại giữa các bên thuộc về Tòa án theo quy định tại Điều 26 và Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn Trọng tài để giải quyết

>> Xem thêm: Hướng xử lý khi đối tác giao hàng không đúng thỏa thuận

Trình tự giải quyết

Trình tự giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại được thực hiện theo Luật Trọng tài thương mại 2010. Sau khi gửi đơn khởi kiện đến Trung tâm Trọng tài thương mại, nếu các bên không thể thỏa thuận để giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài sẽ được thành lập. Sau đó sẽ tiến hành mở phiên họp để giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài sẽ ra phán quyết để giải quyết vấn đề.

Trình tự giải quyết tranh chấp tại Tòa án được giải quyết theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Các bên khi xảy ra tranh chấp về trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng các bên có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Sau khi nhận đơn, Tòa án có thể yêu cầu các bên bổ sung, sửa đổi đơn khởi kiện. Sau đó sẽ ra quyết định thụ lý vụ án. Sau khi tiến hành thụ lý vụ án sẽ tiến hành hòa giải giữa các bên. Nếu hòa giải không thành sẽ có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê xe

Trên đây là những quy định về người chịu trách nhiệm thiệt hại về hàng hóa do sự kiện bất khả kháng gây ra. Các trường hợp nào được coi là sự kiện bất khả kháng. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng bên vi phạm cần làm gì để được miễn trách nhiệm. Để được tư vấn về các vấn đề liên quan bạn đọc liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét