Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021

Biên bản xử lý kỷ luật lao động bắt buộc có những thành phần nào?

Biên bản xử lý kỷ luật lao động là thành phần không thể thiếu trong các cuộc họp xử lý kỷ luật nhân viên, được lập ra có nhân viên vi phạm kỷ luật. Lập biên bản kỷ luật để xử phạt người lao động phải theo đúng quy định công ty và pháp luật lao động.Vì vậy biên bản cần thực hiện đúng và hoàn chỉnh nhất. Sau đây, Luật sư sẽ tư vấn những vấn đề liên quan đến biên bản xử lý kỷ luật lao động.

Biên bản xử lý kỷ luật lao

Biên bản xử lý kỷ luật lao

Những nội dung bắt buộc của biên bản xử lý kỷ luật lao động

Vai trò, chức năng của biên bản xử lý kỷ luật lao động

Biên bản xử lý kỷ luật được thư ký ghi chép lại toàn bộ những diễn biến sự việc mà nhân viên trình bày và những ý kiến của những người tham gia trong cuộc họp đưa ra.

Biên bản xử lý kỷ luật nhân viên là tài liệu thiết thực nhất làm căn cứ xác định lỗi của nhân viên có đúng hay không, ảnh hưởng như thế nào đối với công việc của cá nhân và sự vận hành của tổ chức, từ đó đưa ra những hình thức xử lý chính xác.

Hướng dẫn viết biên bản kỷ luật

Biên bản này thuộc loại văn bản hành chính công vụ, cần lập một cách chi tiết và theo mẫu.

Lưu ý khi viết biên bản kỷ luật

Về hình thức:

  • Biên bản có thể đánh máy hoặc viết tay, điền vào biểu mẫu có sẵn tùy theo yêu cầu trong từng công ty.
  • Thư ký ghi chép biên bản có trách nhiệm giữ gìn, bảo lưu biên bản hoặc gửi đến bộ phận hành chính theo quy định.

Về nội dung:

Những thông tin như: ngày giờ, địa điểm tổ chức cuộc họp hay địa điểm lập biên bản cần chính xác tuyệt đối để phục vụ hoạt động đối chứng hoặc giải trình sau này.

Trong nội dung biên bản cần xác định rõ điều lệ vi phạm trong luật của doanh nghiệp, số lỗi, loại lỗi, mức độ vi phạm để ban lãnh đạo có hình thức kỷ luật phù hợp. Đồng thời dựa trên quá trình cống hiến, thành tích làm việc có thể xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật nhân viên để ngay cả khi bị phạt, họ vẫn tâm phục khẩu phục.

>> Xem thêm: Các Điểm Cần Lưu Ý Khi Soạn Thảo Hợp Đồng Lao Động

Vi phạm kỷ luật lao động gồm những gì?

Người lao động có những hành vi thuộc các nhóm quy định sau đây thì được quy vào trường hợp vi phạm kỷ luật lao động cần phải xử lý:

  • Vi phạm nội quy về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của công ty.
  • Không chấp hành mệnh lệnh điều hành công việc của người sử dụng lao động, nếu mệnh lệnh này đúng và không ảnh hưởng cho doanh nghiệp hay bất kỳ cá nhân nào về tài sản và tính mạng.
  • Vi phạm nội quy về an toàn lao động và vệ sinh lao động
  • Vi phạm quy định về bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của công ty
  • Có hành vi trộm, tham ô và phá hoại công ty.

Những hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

  • Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;
  • Phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;
  • Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;
  • Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Những hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

Những hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

>> Xem thêm: Khởi Kiện Vì Cho Rằng Công Ty Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Sai Quy Định

Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Bước 1: Lập biên bản vi phạm

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm

Bước 2: Thông báo cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

Cuộc họp xử lý kỷ luật sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật.

Cần thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; người lao động; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.

Bước 3: Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động

Phải đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần được thông báo.

Trường hợp một trong các thành viên được thông báo không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

Bước 4: Nội dung cuộc họp

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.

Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp.

Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

Bước 5: Ra quyết định xử lý kỷ luật

Thẩm quyền Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

Thời hạn ban hành: Được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 123 của Bộ luật lao động 2019.

Gửi quyết định xử lý kỷ luật: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Quy trình xử lý kỷ luật lao động

>> Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Theo Quy Định Pháp Luật

Trên đây là nội dung tư vấn khi xử lý vi phạm kỷ luật nhân viên và các lưu ý khi soạn thảo biên bản xử lý kỷ luật lao động. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu hỗ trợ, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ LAO ĐỘNG tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét