Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Không thỏa thuận về giá trong hợp đồng cung ứng dịch vụ xử lý thế nào?

Không thỏa thuận về giá trong hợp đồng cung ứng dịch vụ xử lý thế nào? Giá trong hợp đồng dịch vụ được quy định như thế nào? Bên sử dụng có nghĩa vụ trả tiền như thế nào trong hợp đồng dịch vụ? Phương thức xử lý khi các bên không thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ. Những thông tin liên quan về vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận về giá

Thỏa thuận về giá

>>Xem thêm: Thời hạn kết thúc hợp đồng dịch vụ pháp lý của luật sư và khách hàng

Nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005. Các bên trong hợp đồng dịch vụ có thể tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng mà không vi phạm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong hợp đồng dịch vụ các bên cần có các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin của các bên trong hợp đồng dịch vụ
  • Đối tượng trong hợp đồng dịch vụ
  • Giá và phương thức thanh toán trong hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Phạt vi phạm hợp đồng
  • Trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Xem thêm: >>> Dịch vụ soạn thảo hợp đồng cung ứng dịch vụ

Giá trong hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ

Giá trong hợp đồng dịch vụ được xác định dựa trên loại dịch vụ mà khách hàng sử dụng, phương thức cung ứng, các điều kiện về thị trường và thời điểm cung ứng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Các bên có thể tự do thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ với điều kiện không vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ thì giá của dịch vụ sẽ được xác định theo quy định tại Điều 86 Luật Thương mại 2005. Giá của dịch vụ  sẽ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

Nghĩa vụ trả tiền của bên sử dụng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ

Theo quy định tại Điều 85 của Luật Thương mại 2005, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán tiền cung ứng dịch vụ theo như giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. Thời điểm để bên sử dụng dịch vụ thanh toán tiền dịch vụ là theo thỏa thuận, theo thói quen của các bên hoặc nếu không có quy định thì sẽ thanh toán vào thời điểm bên cung ứng dịch vụ hoàn thành dịch vụ trong hợp đồng.

>>Xem thêm: Phạt hợp đồng do chậm giao hàng được quy định như thế nào

Phương thức giải quyết khi các bên không thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ

Khi các bên không thể thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ thì cần phải có phương án giải quyết để giải quyết tranh chấp về giá trong hợp đồng dịch vụ.

Tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng

Các phương thức giải quyết

Các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp để có thể đảm bảo về mối quan hệ giữa các bên và bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Các phương thức giải quyết tranh chấp các bên có thể sử dụng bao gồm:

  • Hòa giải. Các bên có thể nhờ bên thứ ba đứng ra để hòa giải. Phương thức này đòi hỏi sự thiện chí giữa các bên trong tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức này không có sự ràng buộc về mặt pháp lý của tổ chức nào.
  • Giải quyết thông qua Trọng tài thương mại, để áp dụng phương thức này thì các bên phải có sự thỏa thuận về lựa chọn phương thức này để giải quyết tranh chấp. Thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo Luật Trọng tài thương mại 2005.
  • Giải quyết thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án. Các bên không cần thỏa thuận về việc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án mà việc này thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại Điều 26 và Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Quyết định tại Tòa án mang tính ràng buộc giữa các bên.

Thủ tục yêu cầu tranh chấp tại Tòa án

Khi xảy ra tranh chấp dẫn đến quyền lợi của mình bị xâm phạm, các bên trong hợp đồng có thể thực hiện thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, bên bị xâm phạm về quyền và lợi ích sẽ làm đơn khởi kiện và gửi đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bằng các phương thức sau: gửi trực tiếp tại Tòa, gửi bằng đường bưu điện, gửi qua cổng thông tin điện tử của Tòa án. Sau khi nhận đơn,Tòa án sẽ xem xét để giải quyết, quá trình giải quyết tại Tòa như sau:

  • Phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện
  • Sau 05 ngày là việc, Thẩm phán ra một trong các quyết định: chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền; yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện
  • Nếu vụ án được thụ lý sẽ tiến hành thủ tục hòa giải
  • Nếu hòa giải không thành sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là những thông tin về giá trong hợp đồng dịch vụ, nếu các bên không thỏa thuận về giá trong hợp đồng dịch vụ thì sẽ xử lý như thế nào? Nếu xảy ra tranh chấp trong hợp đồng dịch vụ các bên nên giải quyết như thế nào? Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án được quy định ra sao? Bạn đọc còn các thắc mắc vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời và tư vấn. Xin cảm ơn.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét