Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại khá phổ biến theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Sau đây Luật Long Phan sẽ giải đáp các thắc mắc trong soạn thảo hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa. Mời Quý bạn đọc cùng theo dõi:
Tư vấn soạn thảo hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa
Điều kiện để một hợp đồng tổ chức đấu giá hàng hóa có hiệu lực
Căn cứ tại Điều 193 Luật thương mại 2005, điều kiện để một hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng có hiệu lực là hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Những điều khoản cần có trong hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa
- Chủ thể: đây là điều khoản cơ bản đầu tiên cần lưu ý. Trong hợp đồng tối thiểu cần phải có các thông tin về chủ thể, các giấy tờ chứng minh thân thân, người đại diện pháp luật/người đại diện theo ủy quyền, giấy đăng ký thành lập/hoạt động, thông tin liên lạc, địa chỉ trụ sở…
- Điều khoản định nghĩa: trong trường hợp hợp đồng có những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu, có thể gây nhầm lẫn và chưa được pháp luật giải thích thì cần có điều khoản định nghĩa để có sự thống nhất về nội dung, ý nghĩa hợp đồng giữa các bên. Tránh dẫn đến những tranh chấp, xung đột về sau.
- Đối tượng của hợp đồng: trong hợp đồng cần có những thông tin về dịch vụ được cung ứng cho khách hàng, các đặc điểm/đặc thù, những yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng của dịch vụ đó. Các bên càng cụ thể chi tiết về dịch vụ càng tốt, cần đảm bảo tính hợp pháp trong hợp đồng.
- Giá cả và phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán: giá cả có thể là giá cố định hoặc có thể là các bên đàm phán thỏa thuận với nhau, thông thường giá cả sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc, thời hạn thực hiện và quy mô của buổi tổ chức đấu giá.
Phương thức thanh toán có thể là trực tiếp, gián tiếp, thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Các bên có thể thỏa thuận với nhau về thời hạn thanh toán trong hợp đồng.
- Phạm vi phạt và bồi thường hợp đồng: trong điều khoản phạt vi phạm, các bên được tự do thỏa thuận về chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm của các bên nhằm mục đích phòng ngừa, trừng phạt đối với các bên theo Điều 292 Luật Thương mại 2005.
Theo Điều 301 Luật Thương mại, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Lưu ý: khi các bên không có thỏa thuận về phạt vi phạm và bồi thường trong hợp đồng thì khi xảy ra vi phạm, sẽ rất khó có căn cứ để áp dụng phạt vi phạm giữa các bên. Ngoài ra cần lưu ý những trường hợp được miễn trách nhiệm tại Điều 294 Luật Thương mại 2005.
- Các trường hợp bất khả kháng: đây là các trường hợp xảy ra ngoài ý chí chủ quan của các bên tuy nhiên nên xác định rõ những trường hợp bất khả kháng để tránh việc bên còn lại lợi dụng điều khoản bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm
- Giải quyết tranh chấp: đây là điều khoản rất cần thiết trong quá trình giao kết hợp đồng. Việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp phải phù hợp với pháp luật, phù hợp với điều kiện của các bên. Điều khoản giải quyết tranh chấp thường có các nội dung như: cơ quan được lựa chọn để giải quyết tranh chấp, pháp luật nội dung và quy định tố tụng được áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Tóm lại, bên soạn thảo hợp đồng cần hiểu rõ tính chất của hợp đồng từ đó xây dựng các điều khoản phù hợp với tính chất đó.
Những điều khoản cần có trong hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Những lưu ý về hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa
- Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp.
- Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá.
Thời điểm về hiệu lực của hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa
Tại Luật Thương mại 2005, không có quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa.
Dựa theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Do đó, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật liên quan không có quy định, thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa là từ ngày ký hợp đồng.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ tổ chức hàng hoá
>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ – nhãn hiệu độc quyền tại TP. Hồ Chí Minh
Trên đây là những giải đáp của Luật Long Phan về các vấn đề liên quan đến soạn thảo hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan hoặc các vấn đề khác, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được Luật Sư Hợp Đồng của chúng tôi tư vấn thêm. Trân trọng.
* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét