Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

Các rủi ro khi để người khác đứng tên sổ nhà đất

Các rủi ro khi để người khác đứng tên sổ nhà đất là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, việc nhờ người khác đứng tên trên “sổ nhà đất” khá phổ biến. Tuy nhiên, việc đứng tên này mang lại nhiều rủi ro.  Nếu không có thỏa thuận chặt chẽ, người đứng tên có thể tự ý thực hiện các giao dịch liên quan gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu. Vậy làm thế nào để nắm được các rủi ro khi nhờ người khác đứng tên. Bài viết này sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ vấn đề này.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Các trường hợp được cấp GCN quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này.
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các rủi ro khi để người khác đứng tên sổ nhà đất

Người đứng tên không sang tên lại cho chính chủ

Khi nhờ người khác nhận chuyển nhượng đất, đứng tên trên sổ đỏ mà không có cam kết bằng ủy quyền, có công chứng, ký xác nhận giữa các bên thì khi muốn sang tên chính chủ, nếu người được nhờ có ý định muốn chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu thì sẽ không chịu sang tên đổi chủ, trả lại tài sản cho người phù hợp, khi đó nhất định sẽ xảy ra tranh chấp và chính chủ sẽ bị vướng vào những rắc rối không đáng có.

Chủ sở hữu thực sự không được bồi thường khi đất bị thu hồi

Khi Nhà nước thu hồi đất nếu đủ điều kiện được bồi thường thì người được nhờ đứng tên trên Giấy chứng nhận là người được bồi thường (được ghi tên trong quyết định bồi thường).

Bồi thường khi thu hồi đất

Bồi thường khi thu hồi đất

Người được đứng tên kiểm soát việc chuyển nhượng, cho thuê đất đai

Người đứng tên sổ nhà đất có các quyền chuyển đổi hình thức sở hữu đối với đất đai, chuyển nhượng lại, cho thuê, tặng cho, góp vốn hoặc thế chấp nếu đủ điều kiện. Trường hợp nếu người được nhờ đứng tên là người có ý định muốn thực hiện những hành động này mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu thì rất khó kiểm soát.

Vấn đề thừa kế tài sản khi người đứng tên sổ nhà đất mất

Nếu người được nhờ đứng tên sổ nhà đất chết thì tài sản đất hiện giờ sẽ trở thành một di sản thừa kế, nếu họ không xác nhận việc đứng tên hộ hoặc khai man về nguồn gốc nhà đất thì rất dễ xảy ra tranh chấp trước pháp luật.

Mất quyền lợi khi nhà ở bị kê biên

Kê biên tài sản nhà ở là biện pháp cưỡng chế của nhà nước áp dụng đối với các bị can, bị cáo vi phạm pháp luật. Trường hợp người nhờ đứng tên bị xử phạt tù hoặc thực hiện các nghĩa vụ pháp luật liên quan thì quyền cũng như lợi ích của chính chủ (người nhờ đứng tên) sẽ không được đảm bảo, thậm chí nếu không có chứng cứ để chứng minh thì tài sản sẽ bị mất trắng.

Kê biên tài sản

Kê biên tài sản

Làm thế nào để đòi lại nhà đất đã nhờ người khác đứng tên

Theo quy định của pháp luật hiện hành việc nhờ người khác đứng tên trên sổ đỏ là hành vi trái pháp luật. Về  mặt pháp lý, người được nhờ đứng tên trên giấy chứng nhận được Nhà nước đã thừa nhận quyền sử dụng/sở hữu đối với nhà, đất, trong khi thực tế họ không phải là chủ sở hữu thực sự của nhà đất. Trước tiên, cần tiến hành thỏa thuận lại về việc trả lại quyền sử dụng đất, nếu người được nhờ đứng tên nhất quyết không trả thì phải khởi kiện và nhờ tòa án giải quyết. Khi đó, việc cần làm để đòi lại đất là phải chứng minh được mình là chủ sở hữu nhà thật sự. Trong trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc nhờ đứng tên hộ bằng văn bản thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết tuyên bố việc nhờ đứng tên hộ là giao dịch dân sự vô hiệu khi vi phạm điều cấm của pháp luật. Còn nếu hai bên không có thỏa thuận bằng văn bản thì phải có các chứng cứ khác để chứng minh.

Trên đây là bài viết về Các rủi ro khi để người khác đứng tên trên sổ nhà đất. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét