Phương thức quản lý tốt lao động tốt nhất trong mùa covid là vấn đề mà Người sử dụng lao động đặc biệt quan tâm. Dịch bệnh diễn biến phức tạp trên cả nước, nguy cơ lây nhiễm rất cao, nhất là trong các doanh nghiệp khi số lượng người lao động lớn, việc xây dựng một phương án quản lý lao động tốt giúp Doanh nghiệp vừa đảm bảo sản xuất, vừa đảm bảo lợi ích của người lao động. Dưới đây là những tư vấn của Luật Long Phan PMT về vấn đề này.
Phương thức quản lý lao động tại Doanh nghiệp
Bổ sung các phương pháp bảo đảm an toàn trong mùa covid
Theo Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 về việc ban hành hướng dẫn phòng chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch covid 19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động. Tại nơi làm việc người sử dụng lao động phải hướng dẫn cho người lao động các vấn đề sau:
- Việc đeo khẩu trang và đảm bảo khoảng giãn cách tại nơi làm việc, hội họp, khi ăn ca, các khu vực công cộng tại cơ sở lao động hoặc có thể lắp vách ngăn giữa các vị trí làm việc.
- Rửa tay thường xuyên. Rửa tay tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sử dụng dung dịch sát khuẩn tay trước khi tiếp xúc với các bề mặt tay nắm cửa, nút bấm thang máy,…
- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh. Nghiêm cấm hành vi khạc, nhổ tại nơi làm việc.
- Chủ động thường xuyên vệ sinh mặt bàn làm việc, các dụng cụ lao động và vị trí thường xuyên tiếp xúc của cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn. Hạn chế dùng chung các dụng cụ, phương tiện lao động,… nếu có phải vệ sinh các vị trí tiếp xúc bằng dung dịch sát khuẩn trước khi sử dụng
- Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc đối với các trường hợp đã hoàn thành việc cách ly y tế hoặc phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm covid-19 hoặc đã được điều trị khỏi Covid 19.
Đối với người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao: Người sử dụng lao động nên bố trí quần áo bảo hộ, sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết và rửa tay ngay sau khi tháo bỏ găng tay.
Khi kết thúc thời gian làm việc: Dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay; Không mặc quần áo, giầy, ủng sử dụng khi làm việc về nhà
Sau khi đi công tác về từ khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19
- Người lao động tự theo dõi các triệu chứng mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và đo nhiệt độ 02 lần một ngày trong 14 ngày.
- Nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì người lao động phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095)
Thực hiện giãn cách và đo thân nhiệt tại công ty
>> Xem thêm: Mức xử phạt vi phạm liên quan đến COVID-19
Làm việc theo hình thức giãn cách để đảm bảo an thực hiện đúng quy định
- Không tụ tập đông người khi nghỉ giữa ca, nghỉ trưa,… theo quy định tại nơi làm việc
- Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp.
- Thay đổi, phân công ca làm để giảm tiếp xúc
Hỗ trợ phúc lợi cho người lao động ảnh hưởng bởi dịch covid
Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm để hỗ trợ người lao động do ảnh hưởng của dịch covid như:
Giảm giá điện, tiền điện theo nghị quyết 55/NQ-CP ngày 2/6/2021 về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 cho Khách hàng sử dụng điện.
Theo Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ về chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 thì đoàn viên, người lao động (tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn) sẽ được hỗ trợ như sau:
- Nếu là F1 phải cách ly y tế 21 ngày tại nơi cách ly tập trung, không vi phạm quy định về phòng, chống dịch được hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/người.
- Nếu phải cách ly tế tại nhà, có hoàn cảnh khó khăn hoặc đang mang thai; nuôi con nhỏ dưới 06 tuổi hoặc phải nghỉ việc do đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa được hỗ trợ Tối đa 500.000 đồng/người.
>> Xem thêm: Cố tình khai báo y tế không trung thực bị xử phạt như thế nào
Bố trí, sắp xếp lại người lao động
Bố trí nghỉ phép năm
Theo quy định tại điều 113, 114 Bộ Luật dân sự 2015 người sử dụng lao động sau khi tham khảo ý kiến người lao động thì có trách nhiệm bố trí lịch nghỉ hằng năm và phải thông báo trước cho người lao động việc nghỉ hằng năm có thể thỏa thuận nghỉ nhiều lần trong năm hoặc nghị một lần.
Đây là phương án giải quyết nhu cầu giãn cách xã hội ngắn hạn, tức thời dưới nửa tháng, người sử dụng lao động có thể bố trí cho một lượng nhân viên nghỉ hằng năm sau khi hết hạn nghỉ có thể cho một nhóm khác nghỉ nhằm có thể giữ lại được nhân viên, vừa hạn chế lây nhiễm tại nơi làm việc. Tuy nhiên, trong thời gian người sử dụng lao động nghỉ người sử dụng lao động vẫn phải trả lương.
Nghỉ việc không hưởng lương
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có thể thỏa thuận nghỉ không hưởng lương đối với người lao động. Nếu thỏa thuận được với người lao động thì người sử dụng lao động không phải trả lương trong thời gian nghỉ, nếu nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Tuy nhiên, nếu việc thỏa thuận không thành mà người sử dụng lao động vẫn cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương thì có thể bị phạt do trả lương ngừng việc không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2020 NĐ-CP ngày 15/4/2020 quy định về phạt vi phạm hành chính trong vĩnh lực lao động,Bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Chấm dứt hợp đồng lao động
Người lao động chỉ được chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc các trường hợp quy định tại điều 35,36 Bộ Luật lao động. Dịch covid được xem là dịch bệnh nguy hiểm cần phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải trả lương ngừng việc.
>> Xem thêm: Hướng xử lý khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
Tạm hoãn hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 30,31 Bộ Luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động và không phải trả lương, bảo hiểm xã hội, giải quyết nhu cầu giãn cách xã hội. Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn tạm hoãn thì phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động
Trên đây là tư vấn về các phương thức quản lý lao động tốt nhất trong mùa covid.Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét