Đăng ký ngành nghề đóng gói thực phẩm như thế nào là vấn đề mà những tổ chức cá nhân kinh doanh quan tâm. Khi thực hiện đăng ký ngành nghề đóng gói thực phẩm thì nội dung hoạt động chủ yếu là gì? Trình tự đăng ký ngành nghề đóng gói thực phẩm hiện nay được quy định như thế nào? Những thông tin này sẽ được giải đáp cho bạn đọc thông qua bài viết dưới đây.
Kinh doanh đóng gói thực phẩm
>> Xem thêm:Thủ tục thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm
Nội dung hoạt động ngành nghề đóng gói thực phẩm là gì?
Dây chuyền thực hiện đóng gói sản phẩm
Hoạt động đóng gói là hoạt động dựa trên cơ sở thu phí hoặc hợp đồng có thể liên quan hoặc không liên quan đến một quy trình tự động theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Hoạt động ngành nghề đóng gói thực phẩm là hoạt động dịch vụ nằm trong một quy trình của việc sản xuất sản phẩm. Ngành nghề đóng gói thực phẩm không bao gồm các hoạt động liên quan đến việc sản xuất sản phẩm cũng như vận chuyển sản phẩm. Trường hợp hoạt động đóng gói sản phẩm mà có liên quan đến việc vận tải sẽ được phân vào nhóm hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Mã ngành nghề đóng gói thực phẩm
Khi làm hồ sơ đăng ký kinh doanh mới hoặc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần thực hiện việc tìm hiểu về mã ngành cấp 4 của ngành nghề kinh doanh của mình. Theo quy định tại Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành nghề đóng gói thực phẩm cấp 4 được quy định là 8292 – Dịch vụ đóng gói.
>> Xem thêm: Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm
Trình tự đăng ký ngành nghề đóng gói thực phẩm
Hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đóng gói thực phẩm
Hồ sơ đăng ký kinh doanh ngành nghề đóng gói thực phẩm được thực hiện theo Điều 21, Điều 22, Điều 23 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà khách hàng lựa chọn, hồ sơ cụ thể thường bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần
- Bản sao các giấy tờ pháp lý của người đại diện pháp luật của công ty; giấy tờ pháp lý của các thành viên là nhà đầu tư
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài.
>> Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh công ty
Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu bổ sung nếu có thiếu sót
Bước 4: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan đến phí và lệ phí, hoàn tất các thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật.
Liên hệ với Luật Long Phan để được hỗ trợ về thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề đóng gói thực phẩm. Luật sư sẽ tư vấn các hình thức doanh nghiệp phù hợp với khách hàng, hỗ trợ khách hàng làm hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là những quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh ngành nghề đóng gói thực phẩm. Những quy định về nội dung hoạt động của ngành nghề đóng gói thực phẩm. Mã ngành nghề kinh doanh đóng gói. Trình tự thủ tục để doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề đóng gói thực phẩm. Bạn đọc có thắc mắc vui lòng liên hệ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét