Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế cần làm gì? là vấn đề pháp lý mà rất nhiều doanh nghiệp cũng như người lao động quan tâm. Bởi, trong tình hình xã hội và tự nhiên có nhiều biến động như hiện nay thì đây được xem là vấn đề bảo vệ quyền cũng như lợi ích của đôi bên. Vậy khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế thì doanh nghiệp cần làm gì? Người lao động được quyền lợi gì? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động
Điều kiện doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Điều kiện để doanh nghiệp được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kinh tế phải thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
- Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
- Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
>> Xem thêm: Xem thêm: Hướng xử lý khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
Hình thức chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế theo hình thức thông báo trực tiếp đến người lao động và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thời gian báo trước là 30 ngày theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019.
Hình thức chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Thủ tục cần thực hiện khi chấm dứt hợp đồng lao động
Soạn thảo văn bản chấm dứt hợp đồng lao động
Khi doanh nghiệp muốn chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kinh tế cần soạn thảo văn bản chấm dứt hợp đồng lao động. Trong đó phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng, cụ thể thuộc trường hợp nào tại khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019. Đồng thời, lập văn bản thông báo đến người lao động trước 30 ngày theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019.
Thanh toán đầy đủ quyền lợi cho người lao động
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng vì lý do kinh tế thì hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong thời hạn không quá 30 ngày;
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm sau đây:
- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Chi trả trợ cấp mất việc làm
Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2019 trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế thì:
- Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
- Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
>> Xem thêm: Khởi kiện vì cho rằng người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Doanh nghiệp cần làm gì khi chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Bộ luật lao động 2019 trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động 2019.
Chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người
>> Xem thêm: Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
Những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Thứ nhất, đảm bảo quy định về thời gian thông báo cho người lao động và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước 30 ngày theo khoản 6 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019;
Thứ hai, phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên theo khoản 6 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019;
Thứ ba, hoàn tất các nghĩa vụ về trợ cấp, các quyền lợi khác của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 tại Điều 47 và Điều 48.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế cần làm gì?”. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG về các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác.
* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét