Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

Doanh nghiệp giảm lao động do thay đổi cơ cấu trái luật xử lý như thế nào?

Doanh nghiệp giảm lao động do thay đổi cơ cấu trái luật xử lý như thế nào? là vấn đề pháp lý mà rất nhiều người lao động đang quan tâm. Bởi, hiện nay nhiều doanh nghiệp có hành vi lạm dụng quy định này để cố tình cắt giảm nhân sự trái luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Vậy, khi doanh nghiệp giảm lao động do thay đổi cơ cấu trái luật sẽ bị xử lý thế nào? Mời quý độc giả cùng tham khảo bài viết pháp lý sau đây để hiểu rõ vấn đề vừa nêu.

Doanh nghiệp giảm lao động do thay đổi cơ cấu

Doanh nghiệp giảm lao động do thay đổi cơ cấu

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu trái luật

Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu trái luật

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 thì nếu người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái luật phải thực hiện theo mức bồi thường như sau:

  • Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động trong trường hợp nhận người lao động trở lại làm việc.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 41 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động 2019, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Các nghĩa vụ khác

Cũng theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2019 thì song song với việc bồi thường đối với hành vi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, người sử dụng lao động cần phải thực hiện các nghĩa vụ khác như:

  • Nhận người lao động trở lại làm việc;
  • Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động;
  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

>> Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng với người lao động do thay đổi cơ cấu

Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu trái luật xử lý thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 28/2020 thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo bằng văn bản trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, người sử dụng lao động còn phải thực hiện các nghĩa vụ về bồi thường và nhận người lao động trở lại làm việc theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019.

Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu

Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu

Thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện khi bị chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Thủ tục khiếu nại

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì người lao động có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của người sử dụng lao động ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có quyền gửi đơn khiếu nại hoặc trực tiếp khiếu nại đến người sử dụng lao động tại nơi làm việc. Thời hiệu khiếu nại là 180 ngày, kể từ này người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động theo Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Thủ tục khởi kiện

Nếu không muốn thực hiện thủ tục khiếu nại hoặc không đồng ý với kết quả khiếu nại thì người lao động có thể tiến hành khởi kiện quyết định chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu trái luật theo quy định về trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể:

  • Chuẩn bị đơn khởi kiện, nêu rõ lý do khởi kiện và đáp ứng yêu cầu về nội dung khởi kiện theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định điểm c khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động nội bộ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Doanh nghiệp giảm lao động do thay đổi cơ cấu trái luật xử lý như thế nào?”. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG về các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét