Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản

Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản được quy định như thế nào? Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản nên đăng ký loại hình doanh nghiệp nào? Những thông tin liên quan đến vấn đề này sẽ được giải đáp cho bạn đọc thông qua bài viết dưới đây.

Thủy sản

Thủy sản

Kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi là gì?

Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi sống, đã chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng. Kinh doanh không chỉ là hoạt động buôn bán mà còn bao gồm các hoạt động liên quan đến sản xuất và cung ứng dịch vụ liên quan đến đối tượng sản phẩm. Vậy nên, có thể hiểu kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản là các hoạt động sản xuất, gia công, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

Điều kiện tổ chức, cá nhân cần đáp ứng để kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi

Để kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, tổ chức, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện nhất định về địa điểm kinh doanh; nhà xưởng, trang thiết bị; người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành chuyên chăn nuôi, chăn nuôi – thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học hoặc ngành nuôi trồng thủy sản, công nghệ sinh học; có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản, có biện pháp để bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật Chăn nuôi 2018 và Luật Thủy sản 2017..

Ngoài các điều kiện quy định trên tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản còn phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện của Luật Doanh nghiệp 2020; Luật Đầu tư 2020 về việc thành lập doanh nghiệp hoặc các điều kiện về đầu tư.

Điều kiện kinh doanh đối với cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi

Đối với cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, điều kiện kinh doanh được quy định tại Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018, cụ thể như sau:

  • Có trang thiết bị, dụng cụ dùng để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp
  • Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác
  • Có biện pháp phòng chống sinh vật gây hại

Điều kiện đối với cơ sở mua bán thức ăn thủy sản được quy định tại Điều 33 Luật Thủy sản 2017, bao gồm các quy định sau:

  • Nơi bày bán, nơi bảo quản cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại
  • Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

Điều kiện với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Đối với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản cũng phải đáp ứng các quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 41 Luật Chăn nuôi 2018 và Điều 36 Luật Thủy sản 2017, như sau:

  • Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thức ăn thủy sản có nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
  • Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản phải có kho hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Kinh doanh thức ăn chăn nuôi

>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường

Kinh doanh thức ăn thủy sản, chăn nuôi nên đăng ký theo loại hình doanh nghiệp nào?

Các loại hình doanh nghiệp thường được lựa chọn để thành lập gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Ưu điểm của loại hình này là công ty chỉ cần chịu trách nhiệm hữu hạn trước những rủi ro của công ty. Dễ dàng kiểm soát các thành viên trong công ty do pháp luật quy định chặt chẽ về việc chuyển nhượng phần vốn góp. Nhược điểm của loại hình công ty này là không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
  • Công ty cổ phần là loại hình công ty lớn. Có khả năng huy động vốn tốt, số lượng cổ đông trong công ty nhiều. Việc chuyển nhượng cổ phần tương đối dễ dàng. Doanh nghiệp chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật.
  • Doanh nghiệp tư nhân. Đây là một loại hình doanh nghiệp được khá nhiều người lựa chọn do chủ doanh nghiệp có thể chủ động trong việc đưa ra các quyết định đối với doanh nghiệp của mình. Pháp luật không ràng buộc quá chặt chẽ về mặt quy định pháp luật. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là đây là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, mức độ chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp là vô hạn.

Tùy vào mục đích và số vốn, tình hình thực tại của thị trường cũng như ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp mà người chủ doanh nghiệp lựa chọn loại hình cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

>> Xem thêm: Những trường hợp nào bị cấm huy động vốn theo quy định của pháp luật

Trên đây là những quy định của pháp luật về kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. Những điều kiện mà tổ chức, cá nhân cần đáp ứng khi thực hiện việc sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. Để được hỗ trợ và tư vấn luật doanh nghiệp kịp thời vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét