Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Phán quyết trọng tài có bị kháng cáo không?

Giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài là một vấn đề pháp lý đang rất được nhiều người quan tâm. Bởi, để cho việc giao dịch diễn ra thỏa mái và tự do hơn thì ngày nay nhiều người đã chọn giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài. Vậy dựa trên quy định pháp luật thì phán quyết trọng tài có bị kháng cáo không? Có được kháng cáo đối với phán quyết trọng tài hay không? Để hiểu rõ hơn mời quý độc giả cùng tham khảo bài viết pháp lý sau đây.

Giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài

Giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài

>> Xem thêm: Có được yêu cầu tòa án giải quyết khi đã có thỏa thuận trọng tài?

Nguyên tắc ra phán quyết

Nguyên tắc ra phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 60 Luật trọng tài thương mại 2010 như sau:

  • Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số: các thành viên Hội đồng trọng tài biểu quyết toàn bộ nội dung giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Hiệu lực của phán quyết trọng tài

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì:

  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
  • Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.

Hiệu lực của phán quyết trọng tài

Hiệu lực của phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài có bị kháng cáo không?

Theo quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp để xem xét hủy phán quyết trọng tài, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

Như vậy, phán quyết trọng tài không bị kháng cáo mà chỉ bị hủy theo các trường hợp quy định do Tòa án quyết định.

>> Xem thêm: Thủ tục tuyên hủy phán quyết trọng tài thương mại

Thi hành phán quyết trọng tài

Theo quy định tại Điều 67 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài. Phán quyết của trọng tài do các bên tự nguyện thi hành.

Thi hành phán quyết trọng tài

Thi hành phán quyết trọng tài

Trình tự giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại

Bước 1: Xét thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Căn cứ theo Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm.

Bước 2: Gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết

Theo quy định tại Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010, trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.

Bước 3: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài

Điều 38 Luật Trọng tài thương mại 2010 cho phép các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì một Hội đồng trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp.

Bước 4: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

Phiên họp giải quyết tranh chấp được mở ra nhằm mục đích để các bên thực hiện hòa giải, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại 2010, khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.

Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 5: Phán quyết của Hội đồng trọng tài

Khi các bên không hòa giải thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp. Kết quả giải quyết tranh chấp được thể hiện thông qua phán quyết của Hội đồng trọng tài. Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài”. Nếu còn bất kỳ vướng mắc về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG bạn vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét