Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Khó khăn vì covid doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể?

Khó khăn vì covid doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể, đây là vấn đề đang được quan tâm hiện nay, bởi đại dịch Covid-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp. Với ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh, thua lỗ không lợi nhuận dẫn đến không thể tiếp tục kinh doanh. Vậy giải pháp cho doanh nghiệp lúc này là gì? Phá sản hay giải thể? Vấn đề này sẽ được Luật sư doanh nghiệp làm rõ tại bài viết này.

Chọn phá sản hay giải thể vì Covid?

Chọn phá sản hay giải thể vì Covid?

Doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể vì covid-19

Tùy tình hình doanh nghiệp gặp khó do Covid-19 mà doanh nghiệp chọn giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản.

Thủ tục phá sản phức tạp hơn, hậu quả pháp lý của phá sản lại nặng nề hơn rất nhiều so với giải thể nên nếu được lựa chọn thì có lẽ không doanh nghiệp nào lựa chọn phá sản.

Chỉ có các doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán không được quyền tiến hành thủ tục giải thể thì mới bị phá sản.

Vì vậy tùy vào tình trạng của doanh nghiệp như thế nào mà chọn phá sản hoặc giải thể.

>> Xem thêm: Dịch Vụ Giải Thể Doanh Nghiệp Trọn Gói

Tại sao doanh nghiệp bị phá sản hay doanh nghiệp bị giải thể?

Phá sản doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp thực chất được xem là một thủ tục tư pháp đặc biệt.

Doanh nghiệp bị phá sản khi đáp ứng đủ hai điều kiện theo quy định của Luật Phá sản 2014:

  • Mất khả năng thanh toán: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  • Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là việc thực hiện thủ tục hành chính chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác

>> Xem thêm: Thủ Tục Sáp Nhập Công Ty Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Nguyên nhân giải thể và phá sản doanh nghiệp

Nguyên nhân giải thể và phá sản doanh nghiệp

Điểm khác nhau giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục

  • Thủ tục:

Thủ tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục tư pháp và được thực hiện theo quy định Luật Phá sản 2014.

Giải thể thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

  • Thẩm quyền quyết định:

Thủ tục phá sản doanh nghiệp do Tòa án quyết định, theo điều 8 Luật phá sản 2014

Giải thể doanh nghiệp là quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với trường hợp giải thể tự nguyện) hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp quyết định (trường hợp giải thể bắt buộc).

>> Xem thêm: Hồ Sơ Giải Thể Doanh Nghiệp Gồm Những Gì?

Hậu quả pháp lý

Giải thể doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp.

Hậu quả pháp lý của phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, không phải trường hợp mở thủ tục phá sản nào cũng dẫn đến việc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, phải chấm dứt hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp còn có thể có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không nhất thiết sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản; ngay cả khi yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp còn tới thời gian 3 tháng có thể thương lượng với chủ nợ. Khi doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động kinh doanh thì được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản nếu thủ tục phục hồi doanh nghiệp được thực hiện thành công.

Hậu quả pháp lý sau khi phá sản và giải thể

Hậu quả pháp lý sau khi phá sản và giải thể

Trách nhiệm của chủ sở hữu

  • Chủ sở hữu sau khi giải thể không bị hạn chế, được tự do thành lập các doanh nghiệp khác
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi bị tuyên bố phá sản có thể bị cấm thành lập, tham gia thành lập, quản lý Doanh nghiệp mới.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Khó khăn vì covid doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể? ” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP hỗ trợ nhanh nhất.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét