Hiện nay việc các doanh nghiệp thực hiện chào hàng qua email là rất phổ biến. Việc đó vừa thuận tiện cho các doanh nghiệp vừa tạo cơ hội tìm kiếm nhiều khách hàng hơn so với phương pháp thông thường. Tuy có nhiều thuận lợi trong việc chào hàng và chấp nhận chào hàng qua email hay các phương tiện điện tử khác cũng tiền ẩm rất nhiều rủi ro. Vậy Email chấp nhận thư chào giá có xác lập giao dịch giữa các bên không?
Chào hàng qua email là phương thức kết nối khách hàng hiệu quả
Thư chào giá có phải là đề nghị giao kết hợp đồng?
Theo quy định tại Điều 386 BLDS 2015, đề nghị giao kết giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng.
Theo quy định trên, thư chào giá (thư chào hàng) có đầy đủ yếu tố như luật định hoàn toàn có thể được xem là một đề nghị giao kết hợp đồng. Thông thường việc xác định thư chào giá có phải là đề nghị giao kết hợp đồng hay không ta thường căn cứ vào yếu tố chấp nhận chịu sự ràng buộc.
Thực ra, không nhất thiết bên đưa ra đề nghị phải tuyên bố rõ ràng rằng mình mong muốn bị ràng buộc bởi đề nghị mà người ta sẽ xem xét đến tính cách trình bày, nội dung thư chào giá để tìm ý định muốn bị ràng buộc của người đề nghị. Thư chào giá càng chi tiết, càng cụ thể thì càng có cơ hội được xem như đã thể hiện mong muốn bị ràng buộc của người đề nghị.
Có được xác lập hợp đồng qua email không?
Việc xác lập hợp đồng hợp đồng qua email hay thông qua các hình thức điện tự khác đã được pháp luật thừa nhận và quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 119 BLDS 2015, theo đó việc xác lập hợp đồng thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
Xác lập hợp đồng nhanh chóng qua email
>> Xem thêm: Có được giao kết hợp đồng lao động điện tử không?
Điều kiện hợp đồng giao kết qua email có hiệu lực
Hợp đồng giao kết qua email được thừa nhận có giá trị như hợp đồng văn bản như quy định tại Khoản 1 Điều 119 BLDS 2015. Hợp đồng giao kết qua email cũng cần phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 BLDS 2015, cụ thể:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đối với các hợp đồng mà pháp luật có quy định điều kiện về hình thức hay yêu cầu cần phải công chứng, chứng thực thì các bên cũng cần phải tuân thủ để đảm bảo điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
>> Xem thêm: Hợp đồng thương mại bị tuyên vô hiệu khi nào?
Xử lý khi có bên không thừa nhận hợp đồng giao kết qua Email
Không như các hình thức giao kết hợp đồng thông thường, giao kết hợp đồng qua các phương tiện điện tử nói chung và giao kết hợp đồng qua email nói riêng lun tiềm ẩn các rủi ro, vì suy cho cùng việc xác lập hợp đồng qua phương thức điện tự thường sẽ không được cụ thể rõ ràng các điều khoản ràng buộc các bên như hợp đồng thông thường.
Xử lý tranh chấp hợp đồng qua Tòa án
Khởi kiện tại Tòa có thẩm quyền
Các tranh chấp hợp đồng qua email các bên có thể lựa chọn nhiều phương thức khác nhau để giải quyết cụ thể theo Điều 317 Luật thương mại 2005 thì các bên có thể lựa chọn: Thương lượng giữa các bên; Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải; Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Tuy nhiên các bên thường lựa chọn việc khởi kiện ra Tòa án để tranh chấp được giải quyết một cách triệt để. Việc xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử được quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015, các bên có thể lựa chọn Tòa án xét xử như sau:
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức
- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước
Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp
Để được Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi các bên thì bên có quyền lợi bị xâm phạm cần tiến hành gửi đơn khởi kiện với nội dung theo quy định tại đúng quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 cụ thể nội dung đơn khởi kiện cần đảm bảo các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Ngoài ra trong hồ sơ khởi kiện cần có thêm các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Thời hạn xử lý
Đối với các tranh chấp về hợp đồng thì theo quy định tại Điều 203 BLTTDS, thời gian chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Trường hợp vụ án có tính phức tạp hay do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử thêm 2 tháng. Hết thời hạn này Tòa án sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể mà có ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, khi có quyết định đưa ra xét xử thì trong thời hạn 1 tháng, trường hợp có lý do chính đáng thì có thể gian hạn thêm 1 tháng Tòa án phải đưa vụ án ra xét xử.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Email chấp nhận thư chào giá có xác lập giao dịch giữa các bên không?” nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề liên quan cần được giải đáp vui long liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét