Hủy Sổ nhà, đất khi phát hiện di chúc giả mạo giải quyết như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Di chúc dùng để định đoạt tài sản của người viết di chúc sau khi chết, người thừa kế lợi dụng quy định này để làm giả mạo di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản.Vậy phải làm thế nào để hủy sổ nhà, đất khi phát hiện di chúc giả mạo hay di chúc vô hiệu? Sau đây Luật sư sẽ giải đáp thắc mắc này cho quý bạn đọc.
Hủy sổ nhà, đất khi phát hiện di chúc giả mạo
Căn cứ pháp luật xác định di chúc giả mạo
Di chúc giả mạo hay di chúc vô hiệu được hiểu là di chúc không có hiệu lực pháp luật hay di chúc không hợp pháp. Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện của di chúc hợp pháp:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
>> Xem thêm: Thủ Tục Tố Cáo Người Làm Giả Di Chúc Để Hưởng Gia Tài ?
Theo đó có thể hiểu nguyên tắc khi lập di chúc bao gồm:
- Do chính người có tài sản lập, trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt ,tự nguyện.
- Hình thức rõ ràng, có chữ ký hay dấu lăn tay của người lập di chúc,nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Do đó, có thể dựa vào những điều kiện và nguyên tắc trên để xác định di chúc giả mạo.
Xác định di chúc giả mạo
Người lập di chúc giả mạo có quyền hưởng thừa kế không?
Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 những người sau đây không được quyền hưởng di sản gồm:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
>> Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Của Cháu Đích Tôn
Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Theo quy định này, người lập di chúc giả mạo vẫn có quyền thừa kế nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Người lập di chúc giả mạo vẫn có thể được hưởng di sản
Có thể yêu cầu hủy sổ nhà, đất khi phát hiện di chúc giả mạo không?
Điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
- Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Trong trường hợp này, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người làm giả di chúc thuộc trường hợp cấp không đúng đối tượng sử dụng đất nên có thể yêu cầu hủy sổ nhà, đất khi phát hiện di chúc giả mạo.
Thủ tục Yêu cầu hủy sổ nhà, đất khi phát hiện di chúc giả mạo
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn khởi kiện
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai các di sản;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).
Sau khi có hồ sơ hoàn chỉnh, người khởi kiện nộp đơn đến tòa án sẽ được tòa án xem xét và tiếp nhận hồ sơ và tiến hành giải quyết tranh chấp về thừa kế.
>> Xem thêm: Tranh Chấp Thừa Kế Di Chúc Viết Tay Giải Quyết Như Thế Nào?
Thẩm quyền giải quyết
Theo điều 26 và điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp được phân thành thẩm quyền theo vụ việc và thẩm quyền theo lãnh thổ.
Về bản chất đây là vụ án về “ Tranh chấp về thừa kế tài sản”, theo quy định tại điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.
Trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là bất động sản, nên theo khoản 1 điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo lãnh thổ sẽ do Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.
Mẫu đơn khởi kiện
Mẫu đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS ( ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ –HĐTP) được trình bày như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Yêu cầu hủy sổ nhà đất khi phát hiện di chúc giả mạo” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI chi tiết và kịp thời.
* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét