Dịch bệnh covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến việc sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh thu sụt giảm dẫn đến việc doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả lương cho người lao động do đó việc tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp giảm nhẹ một phần chi phí. Dưới đây là hướng dẫn của công ty Luật Long Phan PMT về thủ tục hoãn hợp đồng lao động do dịch Covid-19.
Thủ tục hoãn hợp đồng lao động
Thủ tục hoãn thực hiện hợp đồng lao động do dịch Covid-19
Bước 1: Thảo thuận với người lao động
Theo Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25/3/3020 về việc hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho NLĐ trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch Covid-19 thì:
Các trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như:
- Lao động là người nước ngoài chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc;
- Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc
- Trường hợp thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động và NLĐ có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động không hưởng lương hoặc hưởng lương nếu hai bên có sự thỏa thuận (theo điều 30 Bộ luật lao động).
>>>Xem thêm: Lương ngừng việc được tính như thế nào trong mùa covid.
Bước 2: Lập Văn bản thỏa thuận với người lao động
Sau khi các bên đã thỏa thuận thống nhất với nhau doanh nghiệp sẽ tiến hành lập văn bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động. Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về hình thức mẫu thỏa thuận tạm hoãn, nhưng khi lập thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng phải bao gồm các nội dung sau:
- Chủ thể ký kết, thời gian tạm hoãn: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động giữa……..(tên đơn vị) và ông (bà)……..ký ngày……….kể từ ngày……..đến hết ngày……………ông (bà) ………..có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm, tài liệu có liên quan theo sự chỉ đạo của ông (bà) Trưởng phòng …………(nơi người lao động đang công tác).
- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) ………… không được hưởng lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác từ………. (tên đơn vị) …………(tên đơn vị) có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các chế độ khác đối với ông (bà)…………….đến hết ngày……………(1 ngày trước ngày tạm hoãn hợp đồng lao động).
- Nghĩa vụ của người lao động: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà)…………… phải có mặt tại…………….(tên đơn vị). Trong trường hợp hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, ông (bà) không có mặt tại …………(tên đơn vị) mà không có lý do chính đáng thì xử lý với hình thức sa thải theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.
- Người sử dụng lao động phải cam kết sẽ nhận lại người lao động làm việc: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động,………. (tên đơn vị) có trách nhiệm sắp xếp việc làm đối với ông (bà)……………phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và nhu cầu cán bộ của…………. (tên đơn vị). Trong trường hợp ông (bà) ……………không đồng ý với sự phân công của ………….(tên đơn vị), hai bên thực hiện chấm dứt Hợp đồng lao động.
Và phải có chữ ký của người lao động và người sử dụng lao động
>>>Xem thêm: Điều kiện hưởng và cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Văn bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động
Gói dịch vụ tư vấn pháp luật lao động do dịch covid 19 của Công ty Luật Long Phan PMT
Phạm vi công việc
Nhằm hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trong mùa covid Công ty Luật Long Phan PTM đã xây dựng gói lao động cho doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp mùa covid dựa vào phạm vi công việc bao gồm:
- Kiểm tra, rà soát hợp đồng lao động cho doanh nghiệp, tư vấn phương án xử lý những bất cập trong mùa covid;
- Sửa đổi, bổ sung, cung cấp các biểu mẫu thỏa thuận hoãn lao động,…văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý lao động;
- Tư vấn, xây dựng quy trình cơ cấu, tinh giảm lao động phù hợp quy định pháp luật;
- Tư vấn, xây dựng quy trình kỷ luật lao động;
- Tư vấn, xây dựng quy trình kỷ luật lao động;
- Tư vấn về chính sách lương, trợ cấp cho người lao động mùa dịch covid và hậu covid
Trường hợp phát sinh những nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nằm ngoài phạm vi tư vấn như đại diện doanh nghiệp giải quyết tranh chấp lao động Long Phan PMT luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết thông qua hình thức ký kết các Phụ lục Hợp đồng dịch vụ pháp lý.
>>>Xem thêm: hưởng trợ cấp thất nghiệp trong mùa covid như thế nào?
Thời hạn giải quyết
Từ bảy (07) đến mười (10) ngày làm việc đối với bản tiếng Việt, kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin từ khách hàng; nếu bản Tiếng Anh cần thêm tối đa ba (03) ngày làm việc để xử lý.
Phương thức liên hệ
Liên hệ Luật sư tư vấn
Liên hệ trực tiếp
Trong trường hợp, có những vấn đề phức tạp, liên quan đến các quy định của pháp luật lao động trong doanh nghiệp, cần liên hệ luật sư để được trao đổi trực tiếp, xử lý nhanh chóng kịp thời, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để được tư vấn qua hai địa chỉ
- Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
- Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Liên hệ trực tuyến
Email : pmt@luatlongphan.vn
Hotline : 1900.63.63.87
Fanpage : LUẬT LONG PHAN
Zalo : LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
Trên đây là tư vấn về thủ tục hoãn hợp đồng lao động.Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần hỗ trợ từ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét