Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Vấn đề ủy quyền trong doanh nghiệp

Vấn đề ủy quyền trong doanh nghiệp là một trong những vấn đề mà các chủ sở hữu, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm bắt vì hoạt động trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều công việc, những công việc ít mức độ quan trọng hơn, ban lãnh đạo có thể ủy quyền cho người khác xử lý theo quy định của pháp luật. Quý khách hàng quan tâm có thể tham khảo bài viết dưới đây về ủy quyền doanh nghiệp.

Tư vấn ủy quyền trong doanh nghiệp

Tư vấn ủy quyền trong doanh nghiệp

Quy định của pháp luật về ủy quyền trong doanh nghiệp

Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015.

Hình thức ủy quyền

Theo quy định tại Chương IX Bộ luật Dân sự 2015, đại diện trong doanh nghiệp có thể được chia thành hai hình thức: đại diện theo pháp luật của pháp nhân và đại diện theo ủy quyền.

Ủy quyền trong doanh nghiệp

Ủy quyền trong doanh nghiệp

Chủ thể có thẩm quyền

Nói về đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

  • Người được pháp nhân chỉ định theo Điều lệ
  • Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật
  • Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án
  • Một pháp nhân có thể có nhiều đại diện theo pháp luật.

Đại diện trong hoạt động tố tụng

Đại diện trong hoạt động tố tụng

Nói về đại diện theo ủy quyền, bất cứ cá nhân hay pháp nhân nào cũng có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Hậu quả pháp lý

Phạm vi đại diện được xác định phụ thuộc vào căn cứ xác lập sự đại diện đó, cụ thể căn cứ xác định phạm vi đại diện bao gồm:

  • Đại diện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
  • Đại diện theo Điều lệ của pháp nhân
  • Đại diện theo nội dung ủy quyền nhất định
  • Đại diện theo các căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

Người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện của mình. Nếu không xác định được phạm vi đại diện, người đại diện có thể xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự để đảm bảo lợi ích của người được đại diện theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp không được ủy quyền

Khi một người đã nhận ủy quyền thì không thể nhận thêm ủy quyền của người khác có cùng lợi ích đối lập. Quy định này được thể hiện rõ khi thực hiện ủy quyền trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Trong một vụ việc đang được xử lý tại Tòa án, nếu tham gia đại diện theo ủy quyền cho một đương sự thì người nhận ủy quyền không được tiếp tục nhận ủy quyền cho đương sự khác có lợi ích đối lập.

>> Xem thêm: MẪU DANH SÁCH NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Vượt quá phạm vi ủy quyền xử lý như thế nào?

Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện.

Tuy nhiên, nếu việc vượt quá phạm vi đại diện được:

  • Người được đại diện đồng ý
  • Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý
  • Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện

Thì phần vượt quá phạm vi đại diện vẫn có hiệu lực, vẫn phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện.

Vai trò của Luật sư trong vấn đề ủy quyền doanh nghiệp

Với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm, tận tâm, tận tình trong công việc, Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau:

  • Tư vấn các quy định về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền trong doanh nghiệp
  • Tư vấn quy định về chủ thể có thẩm quyền, các hình thức ủy quyền
  • Tư vấn hậu quả pháp lý vượt quá phạm vi ủy quyền
  • Tư vấn hướng xử lý các giao dịch do người không có quyền đại diện, ủy quyền xác lập, thực hiện
  • Soạn thảo văn bản ủy quyền, hợp đồng ủy quyền tuân thủ quy định của pháp luật
  • Nhận ủy quyền trong xử lý các vấn đề pháp lý của công ty

Giới thiệu về gói Tư vấn pháp luật thường xuyên

Dịch vụ Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp của Long Phan PMT được thiết kế bởi đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm tư vấn doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên được chia thành 03 gói dịch vụ với khối lượng công việc trong từng gói là khác nhau, phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Các gói dịch vụ bao gồm: Gói Cơ bản, Gói Nâng cao, Gói Chuyên nghiệp

Các hạng mục công việc bao gồm:

  • Kiểm tra tình trạng pháp lý
  • Hợp đồng
  • Thủ tục
  • Hành chính
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp
  • Lao động
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Thương mại quảng cáo

>> Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN CHO DOANH NGHIỆP

Long Phan PMT cam kết mang lại hiệu quả công việc theo mong muốn của khách hàng, tuân thủ đúng deadline và nội dung dịch vụ đã thỏa thuận, không phát sinh phụ phí và có chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng tận tâm, tận tình.

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Vấn đề ủy quyền trong doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP tư vấn, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét