Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng covid-19

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng covid-19 hiện nay như thế nào là vấn đề đang được quan tâm. Vì dịch bệnh Covid-19 nhiều doanh nghiệp vận tải đứng trước nguy cơ phá sản. Vì vậy nhà nước đã ban hành một số chính sách hỗ trợ dành cho doanh nghiệp vận tải. Vậy đó là những chính sách ưu đãi nào, điều kiện được hưởng ra sao? Vấn đề này sẽ được Luật sư doanh nghiệp làm rõ tại bài viết này.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng Covid

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng Covid

Doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng covid- 19 được nhận chính sách ưu đãi nào?

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có Công văn 4237/LĐTBXH-BHXH ngày 27/10/2020 hướng dẫn việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Theo đó, người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi thỏa điều kiện sau:

  • Người sử dụng lao động đã đóng đủ BHXH đến hết tháng 01/2020 và bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 20% lao động tham gia BHXH trở lên tại thời điểm có văn bản đề nghị so với thời điểm tháng 01/2020.

>> Xem thêm: Chính Sách Ưu Đãi Lãi Suất Ngân Hàng Nhà Nước Trong Mùa Dịch

Doanh nghiệp vận tải thuộc trường hợp trên sẽ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Tạm dừng đóng kinh phí công đoàn

Ngày 28/5/2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có Công văn 2059/TLĐ về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Theo đó, đồng ý cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (doanh nghiệp có số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên) được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2021

Miễn, giảm lãi suất ngân hàng

Từ thời điểm cuối năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 112/2020/TT-BTC (ngày 29-12-2020) quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19, giảm 10-50% mức thu của 29 loại thuế, phí, đến ngày 30/06/2021.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 5377/BTC-CST xin ý kiến các Bộ, cơ quan có liên quan về việc kéo dài thời gian giảm các khoản phí, lệ phí đã được quy định tại Thông tư số 112/2020/TT-BTC đến hết ngày 31/12/2021. Điều này nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trong khi đó, để hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều ngân hàng tiếp tục thực hiện giãn nợ, điều chỉnh thời hạn trả nợ, đặc biệt là điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ, cũng như các khoản vay mới.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 về cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19. Theo thông tư này việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này sẽ được thực hiện đến ngày 31/12/2021.

Giảm lãi suất ngân hàng

Giảm lãi suất ngân hàng

Vay vốn với lãi suất 0% tại ngân hàng chính sách xã hội

Ảnh hưởng khó khăn vì Covid, việc doanh nghiệp vận tải trả lương cho người lao động là hết sức khó khăn. Vì vậy, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

>> Xem thêm: Cách Cho Nhân Viên Nghỉ Việc Do Dịch Corona Đúng Luật

Theo đó, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

Cần làm gì để doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng COVID-19 nhận chính sách hỗ trợ

Doanh nghiệp muốn nhận hỗ trợ Covid-19 cần thực hiện thủ tục sau:

  • Chậm nhất ngày 05 hằng tháng, người sử dụng lao động có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).
  • Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định, tổng hợp danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và người sử dụng lao động trong danh sách.

Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục nhận chính sách hỗ trợ

Thủ tục nhận chính sách hỗ trợ

Điều kiện để doanh nghiệp vận tải được hưởng chính sách ưu đãi

Để doanh nghiệp vận tải nhận hỗ trợ chính sách Covid-19 cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Trả Lương Cho Người Lao Động Trong Thời Gian Dịch Bệnh Covid

  • Đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.
  • Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng covid-19” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP hỗ trợ nhanh nhất.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét