Chuyển giao quyền sở hữu là một trong các vấn đề ít được các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa ít để mắt tới. Nhưng nó lại là yếu tố quan trọng để xác định bên chịu rủi ro hàng hóa xảy ra vấn đề. Vậy khi các bên không có thỏa thuận thời điểm chuyển giao quyền sở hữu được luật quy định như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi trên.
Chuyển giao quyền sở hữu trong Hợp đồng mua bán hàng hóa
Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
Chuyển giao quyền sở hữu là sự dịch chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thế khác thông qua hợp đồng hay là hành vi pháp lý đơn phương. Trên thực tế, việc chuyển giao tài sản thường được thực hiện thông qua các hình thức hợp đồng, tặng cho, thừa kế. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cũng được Luật Thương mại 2005 ghi nhận tại Điều 62 cụ thể là quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao, trừ các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên đối với một số loại hợp đồng mua bán đặc biệt thì thời điểm chuyển giao có sự khác biệt
>> Xem thêm: Tư vấn soạn điều khoản giao nhận trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Chuyển giao quyền sở hữu trong các trường hợp cụ thể
Đối với các dạng hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng dùng thử, hay mua theo hình thức trả chậm hay đối với các loại tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được quy định như sau
Đối với hàng hóa là đối tượng dùng thử
Khi mua bán hàng hóa các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua sẽ nhận hàng hóa và dùng thử trong một khoản thời gian, sau thời gian dùng thử đó bên mua mới quyết định có mua hàng hóa hay không. Tuy nhiên trong trường hợp này dù đã được chuyển giao tài sản nhưng bên mua vẫn chưa là chủ sở của hàng hóa, vì căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 452 BLDS 2015, thì “trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Đối với hàng hóa là đối tượng của mua trả chậm, trả dần
Mua trả chậm, trả góp là việc bên bán chuyển giao hàng hóa cho bên mua và bên mua sẽ thanh toán cho bên bán nhưng không phải toàn bộ giá trị hàng hóa mà chỉ một phần và sẽ tiếp tục thanh toán phần còn lại cho bên bán cho đến khi đủ giá trị hàng hóa kèm theo một khoản lãi nếu có. Trong trường hợp này được BLDS 2015 quy định tại Điều 453, theo đó bên mua dù đã được chuyển giao hàng hóa nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về bên bán cho đến khi bên mua thanh toán hết số tiền.
Chuyển quyền sở hữu khi mua trả góp
Đối với hàng hóa phải đăng ký quyền sở hữu
Theo quy định tại Điều 62 Luật Thương mại 2005, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Tuy nhiên đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như oto, xe máy, tàu thủy,… thì quyền sở hữu đối với các hàng hóa đó sẽ được pháp luật công nhận khi các bên tiến hành đăng ký sang tên chuyển quyền sở hữu.
Mối quan hệ chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hóa
Theo quy định Điều 162 BLDS 2015, chủ sở hữu là người sẽ phải chịu rủi ro về tài sản của mình. Theo đó bên mua sẽ chỉ phải chịu rủi ro khi hàng hóa đã được chuyển quyền sở hữu cho mình. Tuy nhiên đối với một số trường hợp, Luật Thương mại có các quy định về bên phải chịu rủi ro các điều khoản này sẽ được áp dụng để xác định bên chịu rủi ro khi các bên không có thỏa thuận khác
Thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
Thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa là căn cứ để xác định thời điểm bên nhận hàng hóa sẽ tiếp nhận rủi ro về hàng hóa. Thông thường thời điểm này cũng chính là thời điểm chuyển giao. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật có các quy định khác.
Chuyển rủi ro qua các bên
>> Xem thêm: Điều khoản chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp hợp đồng có quy định địa điểm giao hàng
Theo quy định tại Điều 57 Luật Thương mại 2005, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa.
Trường hợp không quy định địa điểm giao hàng
Theo quy định tại Điều 58 Luật Thương mại 2005 thì nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
Đối với trường hợp này Điều 59 Luật Thương mại 2005 quy định như sau nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa;
- Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.
Trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì Điều 59 Luật Thương mại 2005 quy định rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong Hợp đồng mua bán hàng hóa” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG hỗ trợ nhanh nhất.
* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét