Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký bị phạt bao nhiêu?

Xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký bị phạt bao nhiêu? Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Có nhiều người lấy xe ô tô gia đình để làm hoạt động kinh doanh nhưng lại KHÔNG đăng ký kinh doanh. Vậy hành vi này có bị xử phạt không? Mức phạt là bao nhiêu? Bài viết này sẽ tư vấn cho các bạn về vấn đề trên.

Mức phạt xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký

Mức phạt xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ quy định doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh;phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
  • Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
  • Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Các hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Căn cứ theo Điều 66 Luật giao thông vận tải 2008 thì kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
  • Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

Mức phạt xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký

Mức phạt xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký

Mức phạt xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký

Theo quy định tại khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ- CP xử phạt vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 14 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
  • Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải,…

Như vậy, mức phạt với ô tô kinh doanh vận tải nhưng không đăng ký tối đa là 20 triệu đồng.

Thủ tục đăng kiểm ô tô kinh doanh vận tải

Mức phạt xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký

Mức phạt xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký

Hồ sơ đăng kiểm ô tô

Căn cứ Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thủ tục đăng kiểm

Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh được quy định tại Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

>> Xem thêm:Trường hợp nào cá nhân kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh?

Trên đây là bài viết về mức xử phạt đối với xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký, đặc biệt là thủ tục đăng kiểm ô tô kinh doanh vận tải. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900636387 để được hỗ trợ và tư vấn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét