Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

Quy định giấy phép hoạt động với đội nhóm thi công xây dựng công trình?

Kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để có thể kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình cần phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Sau đây, Công ty Luật Long Phan PMT xin gửi đến quý khách hàng quy định giấy phép hoạt động với đội nhóm thi công xây dựng công trình qua bài viết sau đây.

Tổ chức thi công xây dựng công trình

Tổ chức thi công xây dựng công trình

Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình

Để có thể hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình, tổ chức thi công xây dựng công trình cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 157 Luật Xây dựng 2014 như sau:

  • Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng.
  • Chỉ huy trưởng công trường có chuyên môn và năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình phù hợp.
  • Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.

>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp phép xây dựng

Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình

Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực được quy định tại Điều 95 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng..

Hạng I:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề.
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.
  • Đã trực tiếp thi công công tác xây dựng liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại đối với trường hợp thi công công tác xây dựng.
  • Đã trực tiếp thi công lắp đặt thiết bị của hạng mục công trình, công trình liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với trường hợp thi công lắp đặt thiết bị vào công trình.

Hạng II:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải từ hạng II trở lên.
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề.
  • Đã trực tiếp thi công công tác xây dựng liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại đối với trường hợp thi công công tác xây dựng.
  • Đã trực tiếp thi công lắp đặt thiết bị của hạng mục công trình, công trình liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với trường hợp thi công lắp đặt thiết bị vào công trình.

Hạng III

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải từ hạng III trở lên.
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng

Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực theo quy định tại điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập.
  • Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức.
  • Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định này hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc.
  • Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II).
  • Các tài liệu nêu trên phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

>> Xem thêm: Các trường hợp bị thu hồi giấy phép xây dựng

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I thuộc về cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng.

Đối với chứng chỉ năng lực hạng II và hạng III, Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận thực hiện cấp chứng chỉ năng lực.

Trình tự cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Theo quy định tại điều 90 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì trình tự cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định như sau:

  • Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực cho cơ quan có thẩm quyền
  • Trong thời hạn 20 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày phải thông báo đến tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

Hiệu lực của chứng chỉ năng lực

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì chứng chỉ năng lực có hiệu lực là 10 năm.

Hoạt động xây dựng không có chứng chỉ

Hoạt động xây dựng không có chứng chỉ

Hậu quả pháp lý của việc thực hiện thi công không có giấy phép hoạt động xây dựng

Theo điều 23 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, tổ chức hoạt động xây dựng hoạt động xây dựng không có chứng chỉ năng lực hoặc chứng chỉ năng lực đã hết hiệu lực theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung chi tiết bài viết Quy định giấy phép hoạt động với đội nhóm thi công xây dựng công trình? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay có các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực giấy phép thì có thể gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét