Các lĩnh vực kinh doanh được ưu đãi về thuế TNDN là vấn đề pháp lý phổ biến, đặc biệt là đối với các nhà kinh doanh, đầu tư có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, thực hiện chiến lược kinh doanh. Nắm bắt những lĩnh vực được ưu đãi về thuế TNDN giúp họ có cái nhìn tổng quan, lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này.
DN lựa chọn ngành nghề kinh doanh tối ưu
Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 96/2015/TT-BTC, ưu đãi về thuế TNDN áp dụng đối với:
- Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
- Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng
>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thủ tục khai thuế doanh nghiệp
Các trường hợp được áp dụng thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC, thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại một số địa bàn, như tại địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao;
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc một số lĩnh vực, như nghiên cứu KH-CN, ứng dụng công nghệ cao…;
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) và đáp ứng một số điều kiện nhất định theo Quyết định 2465/QĐ-BTC năm 2015;
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất;
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
Mức thuế suất ưu đãi với thời gian hưởng khác nhau
Các lĩnh vực được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động
Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 96/2015/TT-BTC. Bao gồm thu nhập của doanh nghiệp phát sinh từ một số lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực xã hội hoá;
- Hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản: xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm;
- Hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) của cơ quan báo chí theo quy định của Luật Báo chí;
- Từ thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở;
- Thu nhập từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn…;
- Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp của hợp tác xã không thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Các lĩnh vực được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 10 năm
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, thuộc một trong các trường hợp sau:
Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
Sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
Sản xuất thiết bị tưới tiêu;
Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
Phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa).
Lưu ý rằng, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế quy định tại khoản này kể từ ngày 01/01/2016 áp dụng thuế suất 17%.
Các trường hợp được miễn, giảm thuế
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC:
- Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản Điều 19 Thông tư này.
Thu nhập của nh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
- Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
- Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).
DN có thể được miễn, giảm thuế nếu thuộc các trường hợp luật định
>> Xem thêm: Điều kiện huy động vốn trong kinh doanh bất động sản
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn lương ngừng việc được tính như thế nào trong mùa Covid. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được phía công ty chúng tôi tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét